Tinh hoa làng nghề khăn xếp

Đàm Duy Thứ năm, ngày 26/02/2015 07:00 AM (GMT+7)
Ở mỗi làng quê, lễ thượng thọ cho các cụ cao niên trong làng thường được tổ chức vào những ngày đầu năm mới. Để tôn vinh những người cao tuổi đáng kính, các cụ thọ trên 80 tuổi được gọi là “đại thọ” sẽ khoác lên mình bộ trang phục áo the đỏ, khăn xếp đỏ.
Bình luận 0

Ấy thế, để lưu giữ và tồn tại nét đẹp văn hóa truyền đời và ý nghĩa đó chỉ có duy nhất còn ngôi làng giữ được nghề làm khăn xếp đã lưu truyền từ nhiều đời nay- đó là thôn Giáp Nhất (thị trấn Nam Giang, Nam Trực, Nam Định).

Làng nhỏ mà có tới 138 hộ làm nghề này. Các hộ chia nhau đảm nhận 1 trong 7 công đoạn làm khăn do 7 chủ xưởng lớn thuê theo hình thức giao khoán. Cũng như các hộ làm khăn xếp khác, ngày ngày cụ Lê cặm cụi tỉ mẩn tạo ra từng chiếc khăn chất lượng.

img

Không biết nghề này có ở làng từ bao giờ, tổ nghề là ai, chỉ biết từ bé đã được các cụ truyền nghề. Hiện nay, người già nhất trong thôn Giáp Nhất còn theo nghề làm khăn xếp là vợ chồng cụ Nguyễn Lê (80 tuổi) cùng cụ bà Đoàn Thị Trạch (82 tuổi).
img

img

"Quấn khăn tưởng đơn giản nhưng đòi hỏi kinh nghiệm và sự cẩn thận, tỉ mẩn cao"- cụ Lê cho biết.
img

Cụ bà Đoàn Thị Trạch thường ngồi bên cạnh phụ giúp chồng. Từ những miếng vải được các hộ khác may sẵn, trên khuôn gỗ mộc, cụ Trạch dán giấy vào vải, tạo nếp sẵn cho cụ Lê để cuốn khăn.
img

Do sức khỏe hạn chế, mỗi ngày cụ chỉ làm được khoảng 20-30 chiếc, kiếm được 50-70 nghìn đồng tiền công.  Có đồng ra đồng vào đỡ phải xin con cháu mà 2 cụ đều cảm thấy vui vẻ lúc tuổi già.
img

Khi khăn xếp đã thành hình trên khuôn, công đoạn cuối cùng là mang phơi nắng cho các lớp keo khô lại.
img

Cụ Lê nghỉ tay hút thuốc lào với bộ điếu bát khá đặc biệt, có vỏ đựng là chiếc khuôn gỗ làm khăn.
img

Những khăn xếp của cụ Lê nổi tiếng là đẹp nhất làng.
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem