"Trả giá" đắt sau nhiều năm phát triển nóng, Hoà Bình tổ chức lại sản xuất vùng cam đặc sản

Ngân Nga Thứ sáu, ngày 30/09/2022 05:30 AM (GMT+7)
Trả giá đắt cho giai đoạn "phát triển nóng", tỉnh Hòa Bình đang tổ chức lại sản xuất các vùng chuyên canh cây ăn quả có múi, trọng điểm là vùng cam Cao Phong. Theo đó trong giai đoạn 2022 - 2025, huyện Cao Phong sẽ tập trung tái canh khoảng 1.500ha cam, quýt.
Bình luận 0

Cam Cao Phong bị sâu bệnh liên tục, nhiều hộ phải phá bỏ

Theo ông Bùi Văn Đoan, Chủ tịch Hội Nông dân huyện Cao Phong, năm 2014 sản phẩm cam Cao Phong được Cục Sở hữu trí tuệ cấp Giấy chứng nhận chỉ dẫn địa lý. Đến năm 2016, được Viện Sở hữu trí tuệ Quốc tế cấp chứng thư “Top 10 thương hiệu, nhãn hiệu nổi tiếng lần thứ 5”. Với hương vị thơm ngọt đặc biệt, cam Cao Phong ngày càng được nhiều người tiêu dùng ưa chuộng, đem lại nhiều giá trị cho ngành nông nghiệp của tỉnh Hòa Bình.

Cây cam trong một thời gian dài đã mang lại thu nhập cao cho nhiều hộ dân, HTX tại Hoà Bình. Tuy nhiên, sau nhiều năm khai thác, "vắt kiệt sức" cây cam, nhiều diện tích trồng cam trên địa bàn đã bị già cỗi, thoái hoá, sâu bệnh nhiều, năng suất giảm mạnh. 

Giữ vị ngọt thương hiệu cam Cao Phong  - Ảnh 1.

Sử dụng phân bón của Công ty Cổ phần Supe phốt phát và hoá chất Lâm Thao - thương hiệu nổi tiếng cả nước với hình ảnh "Ba nhành lá cọ", cây cam Cao Phong cho quả đẹp, thịt quả ngọt thơm, ít bị sâu bệnh gây hại.

Bên cạnh đó, do quá trình canh tác bà con lạm dụng phân bón vô cơ, thuốc bảo vệ thực vật hoá học, khiến nhiều diện tích đất chai cứng; hệ vi sinh vật đất nghèo nàn, tích lũy nhiều nguồn sâu bệnh, vì vậy nhiều hộ đã phá bỏ cây cam để trồng các loại cây khác. 

Theo ông Bùi Văn Đoan, thực tế những năm gần đây, sản lượng cam Cao Phong có sự sụt giảm so với những niên vụ trước đó, việc giữ thương hiệu cam Cao Phong ngày càng khó khăn. 

Tuy nhiên, huyện xác định cam Cao Phong vẫn là cây trồng chủ lực truyền thống và mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân địa phương. Do đó, huyện đang triển khai đề án tái canh cây có múi, quy mô khoảng 1.500ha trên cây cam, quýt. 

Vai trò nòng cốt của đề án là các doanh nghiệp, HTX có liên kết chặt chẽ với các hộ sản xuất, theo chuỗi giá trị, khép kín, đồng bộ, bền vững từ phát triển vùng nguyên liệu tới sơ chế, chế biến, bảo quản và tiêu thụ sản phẩm. 

Để thực hiện mục tiêu đó, huyện phối hợp Viện Bảo vệ thực vật, các cơ quan liên quan xây dựng giải pháp kỹ thuật cải tạo đất, tạo quỹ đất sạch sâu bệnh phục vụ tái canh cây có múi; tổ chức lại sản xuất cây ăn quả có múi một cách bền vững, bảo đảm yêu cầu về an toàn thực phẩm.

Đồng thời, huyện Cao Phong đẩy mạnh phối hợp với doanh nghiệp sản xuất phân bón uy tín như Công ty CP Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao để mở lớp tập huấn hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc, bón phân cho cây cam; cung ứng nguồn phân bón Lâm Thao chất lượng cao, kịp thời phục vụ cho bà con trong quá trình cải tạo cũng như tái canh vườn cam.

Bón phân, phòng trừ sâu bệnh cho cam hợp lý

Những tháng đầu năm 2022, Hội Nông dân huyện Cao Phong đã phối hợp với Supe Lâm Thao tổ chức 8 lớp tập huấn hướng dẫn sử dụng phân bón Lâm Thao trên các loại cây trồng, đặc biệt là trên cây cam cho gần 400 hội viên nông dân trên địa bàn huyện. Hiện những vườn cam Cao Phong được sử dụng phân bón Lâm Thao đang phát triển tốt, dự tính đạt sản lượng cao hơn các vụ trước.

"Trả giá" đắt sau nhiều năm phát triển nóng, Hoà Bình tổ chức lại sản xuất vùng cam đặc sản - Ảnh 3.

Nông dân huyện Cao Phong (Hòa Bình) thu hoạch cam. Ảnh: Minh Ngọc

Một trong những gia đình duy trì được toàn bộ diện tích trồng cam Cao Phong trong những năm qua, anh Bùi Văn Lệ, xóm Má 1, xã Bắc Phong, huyện Cao Phong chia sẻ: "Gia đình tôi hiện có 3 ha cam. Những năm qua, gia đình rất tích cực áp dụng khoa học, kỹ thuật vào trồng cam, chọn mua phân bón NPK-S*M1 Lâm Thao 5-10-3+8S và NPK-S*M1 Lâm Thao 12-5-10+14S để bón cho cây cam. Nhờ đó cây phát triển khỏe, lá dày, xanh đậm, đậu nhiều quả. Khi chín, quả có mã vỏ đẹp, thịt quả ngọt thơm và ít bị sâu bệnh gây hại. Dự kiến sản lượng năm nay đạt khoảng 20 tấn/ha".

Không chỉ gia đình anh Lệ, theo phản ánh của nhiều nông dân huyện Cao Phong cho thấy, hiện nay các vườn cam tại Hòa Bình đã có sự học hỏi, rút kinh nghiệm trong chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh, áp dụng công nghệ mới trong trồng và nuôi dưỡng cây cam. Đồng thời vận dụng kiến thức qua các lớp tập huấn về cách chăm sóc, bón phân, phòng trừ sâu bệnh để tái canh các vườn cam; sử dụng phân bón chính hãng có thương hiệu như Supe Lâm Thao để đạt hiệu quả cao trong những vụ tới.

Theo kỹ sư nông nghiệp Phạm Đức Thành (Trưởng phòng Kinh doanh của Supe Lâm Thao), phân bón NPK-S Lâm Thao ngoài thành phần đạm, lân, kali còn bổ sung các nguyên tố dinh dưỡng trung, vi lượng cần thiết cho sinh trưởng và phát triển của cây trồng như canxi, magiê, lưu huỳnh, kẽm, đồng, sắt, bo.... Đặc biệt, bộ sản phẩm phân bón khép kín (NPK-S*M1 5-10-3+8S và NPK-S*M1 12-5-10+14S) không chỉ phù hợp với các vùng đất trung tính mà còn phù hợp và cải tạo các vùng đất chua như ở Hòa Bình, đồng thời góp phần hạn chế sâu bệnh gây hại trên cây cam. 

Được biết, đến nay tỉnh Hoà Bình đã công nhận được 227 cây đầu dòng của 9 giống cây có múi đang trồng phổ biến trong địa bàn tỉnh (cam Xã Đoài cao, cam Xã Đoài lùn, CS1 (cam lòng vàng), cam BH (cam Marrs) cam Canh, quýt Ôn Châu, quýt Hà Giang, quýt Miên Đồi, bưởi đỏ).

Theo Sở NNPTNT tỉnh Hòa Bình, số lượng cây đầu dòng này có khả năng cung cấp trên 350.000 mắt ghép/năm làm vật liệu nhân giống. Hàng năm, các cây đầu dòng được Sở NNPTNT kiểm tra về sinh trưởng phát triển và tình hình sâu bệnh.

"Cùng với áp dụng khoa học kỹ thuật trong canh tác, việc sử dụng phân bón NPK-S Lâm Thao cân đối, hợp lý đã góp phần duy trì và phát triển cây cam Cao Phong, thương hiệu trái cây nổi tiếng của tỉnh Hòa Bình" - Chủ tịch Hội Nông dân huyện Cao Phong cho biết.


Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem