Trái cây việt

  • Mới đây, sản phẩm chuối Lào Cai đã được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ KHCN) cấp giấy chứng nhận nhãn hiệu sản phẩm. Đây được coi là một bước đi lớn trong việc khẳng định tên tuổi của các sản phẩm nông sản nói chung và của chuối Lào Cai nói riêng trên thị trường.
  • Xã Tam Bình (Cai Lậy, Tiền Giang) trước là một vùng chuyên canh lúa, nhưng hạn hán, xâm nhập mặn khiến việc canh tác trở nên khó khăn. Chính vì vậy, khoảng 15 năm trước, bà con đã chuyển sang trồng sầu riêng. Giờ thì Tam Bình đã trở thành một vùng quê trù phú nhờ loại cây vua này.
  • Trao đổi về những cơ hội và thách thức của nông sản Việt khi Hiệp định EVFTA và CPTPP được ký kết, TS. Nguyễn Đăng Nghĩa, Chuyên gia Nông nghiệp cho rằng, đó là những cơ hội rất lớn, nhưng nếu không nắm bắt được cơ hội thì chúng ta sẽ tụt hậu.
  • Những loại đặc sản của các địa phương như: Sầu riêng, mía tím, xoài, bưởi da xanh, xoài, củ tỏi, rau xanh,… sẽ được trưng bày tại công viên Yến Phi – Thiếu nhi (TP.Nha Trang, Khánh Hòa).
  • Việc cấp mã số vùng trồng không những giúp truy xuất nguồn gốc mà còn gắn chặt sản xuất theo quy trình nhất định để đáp ứng yêu cầu của nước nhập khẩu. Tuy nhiên, vấn đề cấp mã trồng vẫn còn là một bài toán khó cho ngành chức năng lẫn nông dân.
  • Dựa theo yêu cầu kiểm dịch thực vật nhập khẩu “Import Phytosanitary Requirement” đối với các mặt hàng là rau củ và trái cây tươi xuất khẩu sang các thị trường khó tính, yêu cầu về vùng trồng riêng cho loại hàng hóa dự kiến xuất khẩu được đăng ký và kiểm soát bởi cơ quan bảo vệ thực vật (Cục Bảo vệ thực vật) là yêu cầu tiên quyết đầu tiên.
  • Theo phụ lục hướng dẫn về tem nhãn truy xuất nguồn gốc của Trung Quốc, dưa hấu, vải thiều cũng như các loại trái cây đã được xuất khẩu (XK) sang quốc gia này, trên thùng sản phẩm phải ghi những thông tin gồm: Tên đơn vị XK; chủng loại hoa quả; tên nhà vườn hoặc số đăng ký (tức mã số vùng trồng); tên xưởng đóng gói hoặc số đăng ký (tức mã số cơ sở đóng gói).
  • Cục Bảo vệ thực vật đã tổng hợp và được phía Trung Quốc chấp thuận đối với 1.200 mã số vùng trồng cho 8 loại trái cây đã được phép xuất khẩu chính ngạch sang thị trường Trung Quốc tại 42 tỉnh, thành trên cả nước cùng 608 mã số cơ sở đóng gói tại 31 tỉnh, thành.
  • Những ngày giữa tháng 6, tại huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang tấp nập những chuyến xe chở vải nối hàng dài, chật kín nhiều km quốc lộ 31. Đặc sản vải thiều ở đây bắt đầu bước vào vụ thu hoạch rộ, thu hút hàng trăm thương lái Trung Quốc sang mua.
  • Những ngày này, đến xã Thanh Tuyền, huyện Dầu Tiếng, nhiều người dễ nhận thấy niềm vui của những gia đình trồng măng cụt nơi đây. Năm nay, măng cụt ở Thanh Tuyền tiếp tục được mùa, được giá, các gia đình trồng măng cụt rất vui vì có nguồn thu nhập cao.