Trai làng Thái Nguyên đổi đời nhờ trồng hoa lan

Hà Thanh - Kiều Hải Thứ tư, ngày 08/06/2022 06:01 AM (GMT+7)
Sau 8 năm làm công nhân mà cuộc sống mãi không khấm khá, anh Trương Văn Tuấn (xóm Trung Thần, xã Hóa Trung, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên) đã quyết định bỏ công việc về nhà chuyển sang trồng lan.
Bình luận 0

Clip: Anh Trương Văn Tuấn (xóm Trung Thần, xã Hóa Trung, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên) chia sẻ về cơ duyên đến với công việc trồng lan (Video: Hà Thanh).

Chia sẻ với PV Dân Việt, anh Tuấn cho biết, trước đây anh từng làm công nhân. Tuy nhiên sau 8 năm gắn bó với công việc này mà cuộc sống vẫn không khấm khá, anh đã quyết định thay đổi công việc.

Năm 2012, trong lần phụ giúp một người em ở xã bên xây dựng giàn hoa lan cho khách, anh Tuấn đã được tư vấn và quyết định bỏ tiền đầu tư để trồng lan từ đó đến nay.

Thái Nguyên: Làm công nhân mãi không giàu, quyết định chuyển sang trồng lan để đổi đời - Ảnh 2.

Anh Trương Văn Tuấn (xóm Trung Thần, xã Hóa Trung, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên) bắt tay vào trồng lan từ năm 2012 đến nay (Ảnh: Hà Thanh)

Giàn lan đầu tiên được anh Tuấn xây dựng có quy mô 36m2. Lúc đó, anh Tuấn trồng lan rừng kết hợp với một số lan công nghiệp.

Năm 2014, anh quyết định mở rộng thêm quy mô giàn lên 72m2. Tiếp đó, đến năm 2018, anh đầu tư xây dựng giàn lan mới hiện đại hơn với quy mô 100m2 và đưa thêm các dòng lan quý vào trồng.

Đến năm 2020, gia đình anh mới phát triển mạnh mẽ các dòng hoa lan đột biến.

Thái Nguyên: Làm công nhân mãi không giàu, quyết định chuyển sang trồng lan để đổi đời - Ảnh 3.

Anh Tuấn trồng lan rừng, lan công nghiệp và một số dòng lan quý hiếm (Ảnh: Hà Thanh)

Anh Tuấn cho biết, ban đầu do chưa có kinh nghiệm trồng lan và ít mối quan hệ nên việc tìm nguồn giống lan gặp không ít khó khăn, đặc biệt là việc xác định nguồn gốc cũng như chủng loại hoa lan.

Bên cạnh đó, giống lan quý có giá trị cao từ hàng trăm triệu đến hàng chục tỷ đồng nhất là trong giai đoạn "nóng sốt" từ 2019 – 2021. Bởi vậy, để chơi lan cũng như sở hữu được các dòng lan quý đòi hỏi người chơi phải có nguồn tiền rất lớn.

Ngoài ra, kỹ thuật chăm sóc các dòng lan quý cũng rất phức tạp và đòi hỏi sự tỉ mỉ. Vì giá trị của các dòng lan này rất cao, nên nếu không chăm sóc kỹ, người trồng rất dễ bị thua lỗ.

Thái Nguyên: Làm công nhân mãi không giàu, quyết định chuyển sang trồng lan để đổi đời - Ảnh 4.

Anh Tuấn cho biết, đối với người trồng lan chưa có kinh nghiệm thì việc xác định được nguồn gốc cũng như chủng loại lan tương đối khó (Ảnh: Hà Thanh)

Hoa lan nói chung và các dòng lan quý nói riêng thường gặp các bệnh chủ yếu là nấm và bệnh thối nhũn theo mùa. Bệnh thối nhũn trên lan chủ yếu do côn trùng và thời tiết gây nên, thường xảy ra vào khoảng thời gian từ cuối mùa xuân đến cuối mùa thu, tức là từ tháng 3 đến tháng 8 hằng năm.

Do đó, ngoài việc phun thuốc phòng bệnh, người trồng lan còn phải thường xuyên theo dõi cây lan. Nếu thấy cây lan có dấu hiệu bất thường thì phải lập tức chữa trị ngay.

Thái Nguyên: Làm công nhân mãi không giàu, quyết định chuyển sang trồng lan để đổi đời - Ảnh 5.

Kỹ thuật chăm sóc các dòng lan quý đòi hỏi sự tỉ mỉ (Ảnh: Hà Thanh)

Theo anh Tuấn, hiện nay, hoa lan vẫn chưa xuất khẩu được mặc dù các dòng lan của Việt Nam là dòng lan quý hiếm. Bởi vậy, thị trường tiêu thụ lan vẫn bị bó hẹp ở trong nước là chính.

Hiện, vườn lan của anh Tuấn chủ yếu vẫn là các dòng lan đột biến nội địa như: hoa lan đột biến 5 cánh trắng Bạch Tuyết, hoa lan đột biến 5 cánh trắng Hiển Oanh, lan đột biến 5 cánh trắng Phú Thọ, 5 cánh trắng Bạch Trà, 5 cánh trắng Phủ Trì, 5 cánh trắng Nguyệt Quế… Ngoài ra, anh Tuấn còn có phi điệp hồng, hồng á hậu và một số loại lan khác.

Thái Nguyên: Làm công nhân mãi không giàu, quyết định chuyển sang trồng lan để đổi đời - Ảnh 6.

Lan thường gặp các bệnh chủ yếu là nấm và thối nhũn theo mùa. (Ảnh: Hà Thanh)

Để có được vườn lan phong phú và đa dạng như hiện nay, ngoài việc sưu tầm từ nhiều nơi khác nhau, gia đình anh Tuấn còn nhân giống các dòng lan theo hình thức nhân cắt kie.

Bởi nhân giống theo hình thức này sẽ đảm bảo được nguồn gen, đồng thời giúp người chơi lan xác định được chủng loại mỗi loại lan dễ dàng hơn. Tuy nhiên, việc nhân kie có thành công hay không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó đặc biệt là yếu tố thời tiết.

Người trồng cần chú ý cắt kie ươm vào trung tuần tháng 12 âm lịch bởi lúc này cây mẹ đủ tuổi, đủ dinh dưỡng giúp kie phát triển về sau. Một điều cần lưu ý nữa là khi cây mẹ đã ra hoa, người trồng sẽ không được cắt kie.

Thái Nguyên: Làm công nhân mãi không giàu, quyết định chuyển sang trồng lan để đổi đời - Ảnh 7.

Anh Tuấn nhân giống các dòng lan theo hình thức nhân cắt kie. (Ảnh: Hà Thanh)

Trong năm 2021, gia đình anh Tuấn nhân giống được khoảng 300 kie lan các loại, trong đó chủ yếu là lan đột biến 5 cánh trắng Phú Thọ và lan đột biến 5 cánh trắng Hiển Oanh. Dự kiến sang năm 2022, gia đình anh sẽ nhân giống được khoảng 600 kie lan.

Theo anh Tuấn, hiệu quả kinh tế từ cây lan mang lại cao hơn hẳn so với nhiều loại cây trồng khác. Năm 2021, mặc dù bị ảnh hưởng rất lớn bởi dịch bệnh nhưng gia đình anh Tuấn vẫn có thu nhập trên 400 triệu đồng từ việc trồng lan.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem