Vốn chỉ
là một phương pháp rèn luyện sức khỏe của Đông phương cổ đại, ngày nay, nhờ sự
kết hợp với y học cổ truyền và khoa học hiện đại cùng với nhiều nghiên cứu khoa
học, khí công có thể được coi là một biện pháp “tồn thân, tĩnh trí”, đẩy lùi
cái “nóng trong người”, để sống khỏe mỗi ngày.
Theo Đại sư - Bác sỹ Đặng Hồng
Châu (Tĩnh khí công ý thức Việt Nam) thì hiệu quả của khí công đối với phòng và
trị bệnh là tăng cường sức đề kháng của cơ thể.
Tuy khí công cũng có cách tiến
hành luyện tập nghiêng về một bộ phận nào đó, nhưng tác dụng chủ yếu của nó
thông qua chuyển biến tốt của trạng thái toàn thân. Tập khí công tựa như tham gia các loại hình rèn luyện thân
thể khác, làm cho cơ thể được tập luyện, từ đó nâng cao thể chất, tăng cường
sức đề kháng, đạt đến mục đích bảo vệ sức khỏe. Lúc ấy, cơ thể khỏe mạnh, khoan khoái, tự nhiên những muộn phiền, bực
bội, cảm giác “nóng trong người” sẽ tự lui.
Sống cân bằng theo cách hiểu của
khí công khá đơn giản, bắt đầu từ việc điều hòa sự thở. Sự thở khí công
là sự hô hấp đồng bộ với khí (năng lượng của cơ thể), hay nói cách khác là
phương pháp hô hấp để khí hoạt động tốt hơn. Các trạng thái thở trong khí công được chỉ ra như
sau: Hít vào: hít bằng mũi, sâu xuống bụng dưới; Nén lại: sau khi hít vào hết cữ nhịp đếm,
nín thở, nén hơi, (có thể căng cơ hoành); Thở
ra: sau khi nén lại, từ từ thở ra bằng mũi; Ngưng thở: sau khi thở ra, ngừng thở, thư giãn thả lỏng toàn bộ cơ
thể.
Đây được gọi là
hô hấp 4 thì của khí công, giúp thư giãn cơ thể, điều hòa hô hấp, bế ngũ quan, ổn
định nhịp tim, tập trung vào hơi thở. Từ từ hít vào theo sức của mình, từ từ
nén lại vừa phải, từ từ thở ra thật chậm, từ từ ngưng thở thật nhẹ nhàng. Lặp lại
vài lần cho nhuần nhuyễn. Từ từ hít vào và nhẩm đếm thầm đều đặn trong đầu, từ
từ nén thở lại vừa phải nhẩm đếm, từ từ thở ra nhẩm đếm đều đặn trong đầu, từ từ
ngưng thở thật nhẹ nhàng nhẩm đếm đều đặn trong đầu. Lặp lại vài lần cho nhuần
nhuyễn.
Theo đó, khi hít
vào thì vùng ngực hoạt động tốt hơn; khi nén lại thì vùng bụng hoạt động tốt
hơn; khi thở ra thì vùng lưng hoạt động tốt hơn; khi ngưng thở thì vùng đầu hoạt
động tốt hơn. Hơn thế, điều quan trọng là vừa hô hấp vừa nhẩm đếm, thật nhẹ
nhàng tự nhiên, sẽ giúp cho tâm trí thật bình hòa, cơ thể thảnh thơi, tĩnh tại.
Luyện thở đến đâu, cảm nhận cảm giác đến đó cho thật quen, sau đó dùng suy nghĩ
điều khiển hơi thở. Nghĩ đến đâu thở đến đó, đồng thời tâm niệm cho sự thở thật
tốt theo mục đích của mình, đẩy lùi cái “nóng trong người”, tận hưởng một mùa
hè “không lo nóng”.
Nhưng cũng lưu ý là tập khí công cần lưu ý chọn một căn
phòng hay môi trường yên tĩnh, giúp ích cho luyện công nhập tĩnh. Phải tránh
tiếng la hét, tiếng ồn của môi trường xung quanh kích thích hai tai, gây tác dụng
phụ không tốt cho cơ thể. Thời gian
luyện công cần căn cứ theo tình trạng bệnh, thể chất, việc làm, nghỉ ngơi… của
người tập luyện để sắp xếp thích hợp, có thể tăng dần thời lượng nhưng không
nên tập quá sức.
Còn theo Đại sư - Thạc sỹ Nguyễn Hồng Kỳ (Tĩnh khí công ý thức Việt Nam) thì
trong quá trình rèn luyện sức khỏe cùng khí công, cần lưu ý tăng cường dinh
dưỡng thích hợp để đảm bảo chức năng vận hành bình thường của đường ruột, đặc
biệt là lựa chọn các loại thực phẩm – nước uống tốt cho sức khỏe. Nếu trong
luyện tập không bổ sung thức ăn – thức uống bổ dưỡng kịp thời, đối với việc
khỏi bệnh và hồi phục thể chất đều có thể xảy ra những ảnh hưởng xấu.
Một số
loại nước uống bổ dưỡng có nguồn gốc thảo dược (tự chế biến nếu đảm bảo được
nguồn nguyên liệu sạch hoặc lựa chọn những loại nước uống đóng chai đảm bảo
chất lượng tiêu chuẩn và có hạn sử dụng rõ ràng) có thể được dùng phối hợp
trong khi tập luyện sẽ nâng cao hiệu quả tập luyện. Không luyện công lúc bụng
đói và ngay sau bữa ăn. Khi bụng đói, đường ruột trong trạng thái rỗng, luyện
công thường làm tăng cảm giác đói, gây rối cho luyện công nhập tĩnh. Sau bữa
ăn, bụng trên trướng đầy, trở ngại khí tụ đan điền, ảnh hưởng chất lượng luyện
công.
P.V (P.V)
Vui lòng nhập nội dung bình luận.