Truyền kỳ 'thiên hạ đệ nhất' trộm mộ tên gọi 'Bất Chuẩn' có ảnh hưởng sâu rộng hàng đầu trong lịch sử

Thứ năm, ngày 06/05/2021 10:30 AM (GMT+7)
Kẻ trộm mộ có tên gọi quái dị "Bất Chuẩn" ảnh hưởng sâu rộng nhất trong lịch sử, nổi tiếng với khả năng “cướp” những lăng mộ “không được phép” với độ chuẩn xác cực cao.
Bình luận 0

Kẻ trộm mộ "Bất Chuẩn", không phải là kẻ trộm mộ không chuẩn xác, mà là kẻ trộm mộ có tên gọi quái dị là "Bất Chuẩn". Ở quận Cấp, chính là thuộc vùng Vệ Huy thành phố Tân Hương, tỉnh Hà Nam, Trung Quốc, xuất hiện một kẻ trộm mộ nổi tiếng, tên gọi là Bất Chuẩn ( không chính xác) Tên tuy rằng là Bất Chuẩn nhưng kỹ năng trộm mộ của anh ta lại cực kỳ chuẩn xác, nhoắng một cái đã mở được lăng mộ của Ngụy Tương Vương thời Chiến Quốc.

Truyền kỳ 'thiên hạ đệ nhất' trộm mộ tên gọi 'Bất Chuẩn' có ảnh hưởng sâu rộng hàng đầu trong lịch sử - Ảnh 1.

Lăng mộ của Ngụy Tương Vương thời Chiến Quốc.

Sau khi vào lăng mộ 'không được phép' này, vị "Bất Chuẩn" liền đốt đuốc, quan sát xung quanh, tìm kiếm những đồ vật có giá trị như vàng bạc, trang sức. Thấy ngọn đuốc sắp cháy hết, Bất Chuẩn bèn lấy tay quẹt một cái trên mặt đất, chạm vào một nắm tre, tiếp tục đốt lên để duy trì nguồn sáng, nhằm cướp đi những thứ quý giá trong mộ. Vài ngày sau, dân làng gần đó tìm thấy ngôi mộ đã bị mở và báo cho chính quyền. Bất kể triều đại nào, trộm cắp và khai quật lăng mộ hoàng gia đều phạm trọng tội. Sau khi Tấn Vũ Đế biết tin, vô cùng trọng thị đã sai người đến kiểm tra, kết quả chỉ còn lại một bó tre chưa cháy hết. Nhưng chuyện thú vị chưa dừng lại ở đó.

Truyền kỳ 'thiên hạ đệ nhất' trộm mộ tên gọi 'Bất Chuẩn' có ảnh hưởng sâu rộng hàng đầu trong lịch sử - Ảnh 2.

Truyền kỳ 'thiên hạ đệ nhất' trộm mộ tên gọi 'Bất Chuẩn' có ảnh hưởng sâu rộng hàng đầu trong lịch sử - Ảnh 3.

Sau này, khi các chuyên gia phân loại và phân tích hàng chục nan tre bị cháy dở này, cuối cùng đã thu được hơn mười loại sách cổ thời Tiên Tần, tổng cộng 75 cuốn. Quan trọng nhất là mười ba biên niên sử, đó là "Trúc thư kỷ niên" nổi tiếng.

Sau này, khi các chuyên gia phân loại và phân tích hàng chục nan tre bị cháy dở này, cuối cùng đã thu được hơn mười loại sách cổ thời Tiên Tần, tổng cộng 75 cuốn. Những cuốn sách cổ này được gọi chung là "Cấp Gia Thư" hoặc "Trúc thư ". Quan trọng nhất là mười ba biên niên sử, đó là "Trúc thư kỷ niên" nổi tiếng. Qua nghiên cứu, "Trúc thư kỷ niên" là biên niên sử chính thức của nước Tấn trong thời Xuân Thu và nước Ngụy trong thời Chiến Quốc. Biên niên sử này ghi chép lại các sự kiện thậm chí còn sớm hơn hai trăm năm so với "Sử ký" của Tư Mã Thiên.

Truyền kỳ 'thiên hạ đệ nhất' trộm mộ tên gọi 'Bất Chuẩn' có ảnh hưởng sâu rộng hàng đầu trong lịch sử - Ảnh 4.

"Trúc thư kỷ niên" – sự ghi chép lật ngược lại lịch sử.

Tại sao có thể nói tác động của vụ cướp lăng mộ này lại có ảnh hưởng sâu rộng bậc nhất trong lịch sử?

Thì ra trước thời nhà Hán, trong lịch sử Trung Quốc đã xảy ra nhiều vụ hủy hoại sách. Lần đầu tiên chính là Vương Tử thời Bôn Sở. Thời Đông Chu, nhà Chu loạn lạc, vương tử chạy loạn bèn mang hết hết sách toàn bộ sử thư và điển tích trong vương thất theo tới nước Sở. Nhưng cuối cùng không biết trôi nổi nơi đâu. Lần thứ hai là khi Tần Thủy Hoàng "đốt sách chôn Nho", Tần Thủy Hoàng hạ lệnh đốt hết sách sử của tất cả các nước khác trên toàn lãnh thổ, trừ "Tần Ký", theo đó là sự tiêu vong của hàng trăm tư tưởng, phát ngôn của hàng trăm học giả thuyết gia. 

Đồng thời, trong thời Xuân Thu Chiến Quốc, chiến tranh hoành hành, các quốc gia hợp nhất. Một số lượng lớn sử sách đã bị mất mát, tiêu tán trong quá trình diệt quốc, phá thành, phóng hỏa, cướp bóc và chạy trốn. Vì vậy, những chiếc phên tre này là những tư liệu vô cùng đáng quý trong dòng chảy lịch sử.

Truyền kỳ 'thiên hạ đệ nhất' trộm mộ tên gọi 'Bất Chuẩn' có ảnh hưởng sâu rộng hàng đầu trong lịch sử - Ảnh 6.

Trước thời nhà Hán, trong lịch sử Trung Quốc đã xảy ra nhiều vụ hủy hoại sách

"Trúc thư kỷ niên" – sự ghi chép lật ngược lại lịch sử

"Trúc thư Kỷ niên" có tổng cộng 13 chương, ghi lại lịch sử nhà Hạ, nhà Thương, Tây Chu, Xuân Thu và Chiến Quốc. Nó được gọi là "bộ biên niên sử chung duy nhất còn sót lại ở Trung Quốc thời cổ đại. chưa bị ngọn lửa nhà Tần "đốt sách chôn Nho" can thiệp " . " Niên đại hoàn chỉnh duy nhất của thời kỳ này. " Đồng thời, một số ghi chép trong "Trúc Thư kỷ niên" đã lật ngược lại lịch sử chính thức của "Xuân Thu" và "Sử ký". Ví dụ, về thời gian tồn tại của triều đại nhà Thương, "Trúc thư kỷ niên" cho biết là 273 năm, trong khi "Sử ký" ghi là 773 năm, sự khác biệt giữa hai bộ là 500 năm. Kết quả là, một nghiên cứu về văn tự giáp cốt (các bản khắc trên xương) đã chứng minh rằng các ghi chép của "Trúc thư kỷ niên" là đúng. Về hiền thần Y Doãn của nhà Thương, trong sử sách chính thức ghi chép rằng đó là đại thần vĩ đại công lớn, kết cục trong " Trúc thư kỷ niên" thì Y Doãn lại soán vị, sau đó bị giết. Tất cả những sự nhượng quyền kế vị của hoàng đế thời cổ, thực chất đều là dối trá, đều là bị giết rồi bị soán ngôi.

Truyền kỳ 'thiên hạ đệ nhất' trộm mộ tên gọi 'Bất Chuẩn' có ảnh hưởng sâu rộng hàng đầu trong lịch sử - Ảnh 7.

Về hiền thần Y Doãn của nhà Thương, trong sử sách chính thức ghi chép rằng đó là đại thần vĩ đại công lớn, kết cục trong " Trúc thư kỷ niên" thì Y Doãn lại soán vị, sau đó bị giết.

Vì vậy, kể từ khi cuốn "Trúc thư kỷ niên" xuất hiện, hầu hết mọi người thời xưa đều đứng trên lập trường ủng hộ hoàng đế và Nho gia, phủ nhận tính xác thực của nó, thậm chí còn xếp nó vào loại sách giả. Cho đến tận ngày nay, giá trị của "Trúc thư kỷ niên" mới được người ta khẳng định.

Thúy Phương (Baobuzz)
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem