Xu hướng tiêu dùng thịt mát "lên ngôi"

Thiên Ngân Thứ năm, ngày 29/12/2022 16:21 PM (GMT+7)
Ðại dịch Covid-19 đã làm thay đổi cơ bản thói quen tiêu thụ thực phẩm cũng như hình thành nên văn hóa tiêu thụ thực phẩm hiện đại, trong đó nổi bật là sử dụng thịt mát. Thịt mát không bị đóng băng và mất dinh dưỡng như thịt đông lạnh, duy trì được tính chất mềm mịn như thịt nóng nên ngày càng được người tiêu dùng lựa chọn.
Bình luận 0

Có mặt tại quầy hàng nông sản, thực phẩm tại siêu thị Winmart Văn Quán (Hà Đông, Hà Nội), chúng tôi gặp hai mẹ con chị Nguyễn Thị Xuân Thảo trú ở xã Tân Triều (huyện Thanh Trì) đang đứng chọn mua thịt lợn mát MeatDeli. Thấy chị cầm hộp thịt ba chỉ lên xem, rồi lại đặt xuống chọn hộp thịt chân giò đã cuộn sẵn rồi cho vào giỏ.

Thấy chúng tôi hỏi thăm thì chị Thảo cười vui vẻ nói: "Lúc đầu tôi định mua thịt ba chỉ, nhưng thấy thịt chân giò ngon quá, lại cuộn sẵn nữa, về chỉ việc cho vào nồi. Tôi cũng thích mua sườn MeatDeli vì sườn được chặt bằng máy, đều tăm tắp, không có xương vụn, hầm lên nước rất trong và ngọt".   

Xu hướng tiêu dùng thịt mát "lên ngôi" - Ảnh 1.

Người tiêu dùng lựa chọn thịt mát tại siêu thị WinMart+. Ảnh: MEATDeli

Cũng đang chọn mua thịt MeatDeli, chị Loan Lê ở phường Mỗ Lao (Hà Đông) cho biết: Từ ngày tôi biết đến thịt lợn mát, thật sự rất ưng ý, ăn "quen miệng" nên ít khi ra chợ mua thịt nữa. Thứ nhất, thịt lợn mát được bảo quản hiện đại, sạch sẽ, thời gian bảo quản dài hơn, nếu cứ theo hạn sử dụng ghi trên bao bì thì để tủ lạnh ngăn mát được cả tuần. Khi đun nấu, xào không bị ra nước, ít bọt, ăn thấy rất yên tâm. 

"Thứ hai, thịt mát được làm sạch và cắt sẵn với trọng lượng vừa đủ cho bữa ăn nên tôi đi làm về chỉ cần bỏ thịt ra chế biến chứ không mất thời gian rã đông như khi mua thịt ngoài chợ" - chị Loan Lê nói thêm.

Chị Loan Lê cho biết thêm: Trước đây tôi cũng phải mua thịt ngoài chợ truyền thống, nhưng do thịt bày bán trên sạp, không được bảo quản nên thịt mua về phải chế biến ngay. Nếu để tủ mát thì cũng vẫn phải chế biến trong ngày hoặc bỏ ngăn đá, nếu không miếng thịt đổi màu có mùi không thể dùng được.

Xu hướng tiêu dùng thịt mát "lên ngôi" - Ảnh 2.

Những miếng thịt mát MEATDeli được đặt vào khay, công nhân sẽ kiểm tra cẩn thận, đạt tiêu chuẩn mới đưa vào đóng gói. Ảnh: M.H

Theo đại diện siêu thị Winmart Văn Quán, thói quen tiêu thụ thực phẩm, nhất là thịt mát của người tiêu dùng ngày càng chuyển biến rõ rệt. Minh chứng là lượng tiêu thụ thịt lợn mát MeatDeli tại siêu thị tăng nhanh, nhất là từ khi xảy ra dịch Covid-19 đến nay. Hiện ngoài thịt lợn mát các loại, siêu thị đã cung cấp thêm thịt gà mát thương hiệu LaChanh để phục vụ nhu cầu đa dạng bữa ăn cho người tiêu dùng.

Ông Nguyễn Tô Kiều Trinh, Giám đốc vận hành WinMart miền Nam cũng cho biết, sức mua thịt heo toàn hệ thống tại khu vực TP.HCM đã tăng từ 2 - 3 lần. Trong đó, sản phẩm thịt sạch MEATDeli thu hút lượng lớn khách hàng quan tâm, mua sắm. Tại một số cửa hàng WinMart+, thịt heo sạch MEATDeli liên tục được bổ sung. 

TP.HCM có hơn 550 điểm bán thịt heo MEATDeli, bao gồm hệ thống cửa hàng WinMart+. Mỗi ngày, doanh nghiệp này cung ứng cho riêng thị trường TP.HCM khoảng 400 - 500 con heo. 

Xu hướng tiêu dùng thịt mát "lên ngôi" - Ảnh 3.

Pha lóc thịt heo tại Nhà máy chế biến thịt mát MEATDeli Long An. Ảnh: M.H

Để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong dịp Tết Quý Mão 2023, Masan MEATLife đã gia tăng công suất các Tổ hợp chế biến thịt mát MEATDeli tại Hà Nam và Long An. Tổng sản lượng thịt heo mát và gà mát mang thương hiệu MEATDeli đưa ra thị trường trong dịp Tết Quý Mão 2023 dự kiến lên đến gần 4.000 tấn, tăng trưởng 23% so với cùng kỳ năm trước.

Bên cạnh đó, Masan MEATLife còn có nhiều chương trình khuyến mãi, tăng mức chiết khấu cho hội viên WIN khi mua sản phẩm thịt của Masan MEATLife tại 113 cửa hàng, giúp gia tăng 35% doanh số bán ra trong giai đoạn thí điểm.

Được biết, quý 3/2022 cũng là quý đầu tiên trong năm Masan MEATLife có lãi EBITDA (lợi nhuận trước thuế, khấu hao và lãi vay) nhờ biên lợi nhuận gộp của các mảng trang trại và mảng kinh doanh gà được cải thiện. Biên lợi nhuận gộp và biên lợi nhuận EBITDA của mảng trang trại heo trong quý 3/2022 lần lượt đạt 33,9% và 41,2%, cải thiện đáng kể so với mức 23,8% và 35,6% trong Quý 2/2022.

Biên lợi nhuận gộp và biên EBITDA của mảng thịt heo có thương hiệu trong Quý 3/2022 ở mức -4,8% và -27,8%, lần lượt giảm so với mức 1,9% và -17,6% vào Quý 2/2022, chủ yếu là do chiến lược giảm giá bán để thu hẹp khoảng cách giá so với chợ truyền thống. Kết quả, doanh số của thịt heo có thương hiệu của Masan MEATLife vào Quý 3/2022 đã tăng 31,2% so với doanh số tại Quý 2/2022. Giá thịt gà và doanh số thịt gà cao giúp mảng kinh doanh gà của MML ("3F VIỆT") có lãi EBITDA 22 tỷ đồng trong Quý 3/2022.

Kết quả này đã cho thấy sức mạnh cộng hưởng giữa Masan MEATLife và chuỗi bán lẻ Wincommerce. Thành công bước đầu này đã khuyến khích Ban Điều Hành mở rộng chương trình trên toàn quốc.

Theo thống kê, giá trị thị trường ngành thịt Việt Nam ước tính đạt 8,9 tỷ USD vào năm 2021. Trong tương lai, thịt mát có thể là xu hướng phát triển của nền công nghiệp giết mổ, chế biến thịt cũng như xu hướng tiêu dùng mới tại Việt Nam.


Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem