Xuất khẩu chính ngạch
-
6 tháng đầu năm 2021, xuất khẩu rau quả đạt 2,03 tỷ USD, tăng 15,4% so với cùng kỳ năm 2020. Hiện, Trung Quốc vẫn là thị trường xuất khẩu trái cây chủ lực của Việt Nam nhưng thị trường này đòi hỏi ngày càng cao về chất lượng và phải có mã số vùng trồng.
-
Từ câu chuyện giá xoài keo của Campuchia có giá rẻ đã cạnh tranh trực tiếp với xoài cát, xoài Ðài Loan ngon nhưng có giá cao hơn của Việt Nam ở hiện tại là một ví dụ mang tính dự báo sắp tới cho trái thanh long...
-
Trung Quốc đã mua tới 1,2 triệu tấn thanh long của Việt Nam trong 5 tháng đầu năm 2021, tăng tới 138% so với cùng kỳ năm 2020. Tuy nhiên, Campuchia cũng đang xúc tiến để có thể xuất khẩu thanh long chính ngạch sang Trung Quốc, tạo thêm áp lực cạnh tranh cho thanh long Việt Nam.
-
Trung Quốc đã thu mua 2,5 triệu tấn trái cây tươi của Việt Nam trong 5 tháng đầu năm 2021, đồng ý cho Việt Nam xuất khẩu tạm thời ớt, khoai lang. Hiện, đang có nhiều loại trái cây vào vụ, Bộ NNPTNT đề nghị Ban Tuyên giáo Trung ương chỉ đạo, xử lý nghiêm hành vi trên mạng làm ảnh hưởng đến tiêu thụ, xuất khẩu nông sản
-
Việc Trung Quốc cho phép thêm 37 trang trại trồng xoài và 5 nhà máy đóng gói của Campuchia được phép xuất khẩu xoài chính ngạch vào nước này sẽ khiến áp lực cạnh tranh của xoài Việt Nam tại thị trường này tăng lên đáng kể.
-
Trung Quốc là một trong những thị trường tiêu thụ sầu riêng nhiều nhất thế giới. Chỉ tính riêng Thái Lan, năm 2020, xuất khẩu sầu riêng của nước này sang Trung Quốc đã đạt 2,51 tỷ USD, trong khi Việt Nam cũng đang xúc tiến xuất khẩu chính ngạch sầu riêng sang thị trường tiềm năng này.
-
Vừa qua Bộ Nông, Lâm, Ngư nghiệp Nhật đã cấp Bằng bảo hộ chỉ dẫn địa lý đối với vải thiều Lục Ngạn của tỉnh Bắc Giang, đây là sản phẩm đầu tiên trong ba sản phẩm của Việt Nam được bảo hộ chỉ dẫn địa lý tại Nhật Bản.
-
Diện tích trồng mít Thái tăng hay giảm chủ yếu phụ thuộc vào nhu cầu từ thị trường Trung Quốc. Hiện nay, người dân chủ yếu trồng mít Thái (mít Chanrai) vì giống này nhanh cho trái, năng suất cao. Chỉ sau trồng khoảng 1,5 - 2 năm là cây mít Thái đã có trái thu hoạch.
-
Theo nhiều doanh nghiệp sản xuất, chế biến và kinh doanh yến sào, tiềm năng phát triển của ngành yến Việt Nam tương đối lớn. Nếu đẩy mạnh chế biến sâu, giá trị mang lại của ngành có thể đạt 5.000 tỷ đồng.
-
Yến sào ở đảo Cù Lao Chàm (Hội An, Quảng Nam) được công nhận là ngon nhất thế giới, với giá bán cao hơn nhiều lần so với sản phẩm cùng loại ở địa phương khác. Với việc Bộ NNPTNT đang xúc tiến để ký nghị định thư xuất khẩu chính ngạch yến sào sang Trung Quốc, cơ hội cho ngành hàng nghìn tỷ này đang mở rộng.