1.001 cách làm ăn: Trồng khổ qua không khó

Thứ sáu, ngày 08/11/2013 07:01 AM (GMT+7)
Cây khổ qua (bà con ở phía Bắc gọi là cây mướp đắng vì quả của nó giống với quả mướp nhưng lại có vị đắng) là loại cây mà trước đây trồng chủ yếu ở phía Nam. Nhưng hiện nay ở phía Bắc, bà con ta cũng ăn nhiều nên khổ qua cũng được trồng khá phổ biến.
Bình luận 0
Nó là một loại rau ăn quả giàu dinh dưỡng, có thể ăn sống hoặc chế biến ra nhiều món như xào, nấu canh và đặc biệt là món nhồi thịt. Ngoài ra, khổ qua còn nổi tiếng với tác dụng giải nhiệt, nhuận tràng, giảm rôm sảy, làm căng da mặt... Do đó, việc trồng khổ qua ngày một tăng lên.

Trồng khổ qua  khá đơn giản nhưng lại cho thu nhập cao.
Trồng khổ qua khá đơn giản nhưng lại cho thu nhập cao.

Khổ qua nằm trong họ bầu bí, là cây leo bám, trồng bằng giàn. Nguồn gốc của khổ qua là ở vùng nhiệt đới và á nhiệt đới, ưa nhiệt độ từ 20-30oC. Nếu không khí lạnh dưới 15oC hoặc cao hơn 35oC thì cây sẽ sinh trưởng chậm lại và ra ít quả. Nó ưa ánh sáng mạnh, ta có thể trồng khổ qua trên nhiều loại đất nhưng thích hợp nhất vẫn là đất nhẹ, giàu chất hữu cơ, thoát nước tốt và không bị chua phèn.

Bà con có thắc mắc hay mong muốn được chia sẻ, tư vấn về các vấn đề liên quan đến hoạt động trồng trọt, chăn nuôi, học tập kinh nghiệm từ các mô hình, điển hình làm giàu từ nghề nông... có thể gửi câu hỏi về email: ketnoinhanong@gmail.com để được chuyên gia tư vấn, giải đáp.

Khổ qua trồng nhanh được ăn, chỉ sau khi trồng 40-45 ngày là đã có lứa quả đầu tiền rồi.

Sau đó, cứ 3-4 ngày ta lại được thu, có thể thu 10-15 đợt/vụ. Vụ của khổ qua chỉ kéo dài khoảng 3 tháng, mỗi vụ có thể cho năng suất từ 15-25 tấn quả/ha. Vì vậy, ta phải lưu ý bón đủ phân, trung bình mỗi ha cần bón 300-1.000kg vôi, 20-30 tấn phân chuồng hoai mục, 150-200kg N, 80-120kg P2O5, 150-200kg K2O và bón thêm các loại phân trung và vi lượng nữa. Ta bón lót và bón thúc làm 4 lần.

Phải làm giàn cho khổ qua, khi cây có 4-5 lá thật là nó bắt đầu có tua cuốn. Ta cho nó leo lên giàn, nên buộc thân và để cho cành phân bố đều trên giàn.

Phải tỉa bớt những nhánh gần gốc, từ nhánh thứ 4 mới để và nuôi dưỡng cho chóng phát triển lên. Lúc này cây đã sắp ra quả, cần xem trong mỗi đợt quả có những quả dị dạng, méo mó nên vặt đi, chỉ để lại những quả cân đối.

Khổ qua sợ úng nhưng cần được tưới nước thường xuyên, thiếu nước cây rất dễ bị lụi đi.?Cần đảm bảo cho đất luôn luôn đủ ẩm, đặc biệt là lúc cây ra hoa, kết trái. Ta có thể tưới bằng thùng hoặc bằng vòi phun. Tuy nhiên, không phun lên cây khi đã vào giai đoạn ra hoa để tránh làm hoa bị rụng. Cũng có thể tưới theo phương pháp tưới rãnh. Vào những ngày mưa, ta lại phải tìm cách thoát nước để luống không bị úng nước.

Phải lưu ý làm cỏ cho luống trồng, nên phủ nylon ngay từ khi bắt đầu trồng. Như vậy, ta chỉ còn phải nhổ cỏ ở quanh gốc và ở dưới rãnh mà thôi.

Khổ qua có nhiều giống gồm các giống địa phương, giống nhập nội. Tùy từng địa phương và tùy vào yêu cầu của thị trường mà chọn các giống thích hợp. Có thể trồng khổ qua quanh năm nhưng tốt nhất nên gieo hạt từ tháng 11 cho tới tháng 1 năm sau.

Khổ qua không khó trồng nhưng lại cho thu nhập cao. Bà con nên lưu ý đẩy mạnh việc trồng khổ qua.

Chuyên gia Nguyễn Lân Hùng phụ trách Email: 1001cachlaman@gmail.com (Chuyên gia Nguyễn Lân Hùng phụ trách Email: 1001cachlaman@gmail.com)
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem