12 ngày đêm của cụ già tự vệ Thủ đô

Thứ sáu, ngày 10/10/2014 09:00 AM (GMT+7)
Đó là những câu chuyện của một cụ già - thanh niên tự vệ năm xưa. Cụ say sưa kể, người nghe cũng say sưa không kém.
Bình luận 0
Chắc chỉ vài năm nữa nền y học sẽ đạt được những thành tựu to lớn: Con người có thể thọ đến vài ngàn tuổi. Vào những ngày cuối Thu, đầu Đông trong dịp đi công tác ra Hà Nội tôi thường dạo quanh hồ Gươm, tâm tư miên man trong dòng suy tưởng: Vào khoảng năm 1972 trong một gian phòng lớn có cửa nhìn ra hồ, các sinh viên và thanh niên đang tổ chức buổi hội thảo về chủ đề: “12 ngày đêm đánh giặc trên mâm pháo” khách mời là cụ già tự vệ Thủ đô năm xưa.

Đêm pháo hoa ở Hà Nội (Ảnh minh họa)
Đêm pháo hoa ở Hà Nội (Ảnh minh họa)

Mái tóc cụ bạc phơ nhưng dáng người vẫn nhanh nhẹn, hồ hởi, Cụ kể : Trong những ngày đó ụ súng 12ly7 của Già đặt trên nóc nhà bách hoá tổng hợp Tràng Tiền - Nói về 12 ngày đêm “Điện Biên Phủ trên không”. Già xin kể cho các cháu nghe một số câu chuyện mà ngay từ khi mới có, bắt đầu được truyền miệng, thì chính những người nghe rồi kể lại cũng không để ý xem đó là chuyện thực, hay thêu dệt, người kể thì rất say sưa, người nghe cũng say sưa không kém. Cụ già bắt đầu kể:

Câu chuyện thứ nhất: Đêm pháo hoa căm giận

Các cháu có thấy những ngày Tết lễ vẫn thường bắn pháo hoa, mọi người với nét hân hoan ngửa mặt nhìn lên bầu trời đêm hoà bình miệng nở nụ cười tươi, trên cổ nhiều người còn có các cháu bé, vừa hét bi bô, tay vỗ nhịp vào đầu cha mẹ theo từng chùm pháo nở bung sáng rực đêm Hà Nội.

Trong những đêm Hà Nội năm ấy, pháo hoa là hằng hà sa số những đường đạn được bắn lên từ các nóc nhà, các ụ cao xạ ven sông Hồng, ga Giáp Bát, khu Tương Mai, từ các giàn tên lửa Gia Lâm, Đông Anh phóng tới. Trời đất Hà Nội bừng sáng như ban ngày, thỉnh thoảng một đụn lửa lại bùng lên của B52, F4H trúng đạn rơi xuống còn lả tả rắc thêm những đốm lửa hoa cà, hoa cải.

Những người dưới hầm chỉ được xem lén qua các lỗ thông hơi nhỏ, còn già và các chiến sỹ phải trực tiếp đối mặt với bầu trời, ai ai cũng nghiến chặt răng, máu dồn lên mặt, tay xiết chặt cò súng lòng căm giận vô hạn, người tiếp đạn, người bắn không để ý đến mảnh pháo, mảnh xác máy bay rơi xuống đụng vào phi đựng nước, chậu giặt xoang xoảng xung quanh. Theo Già đây có lẽ là đêm pháo hoa rực sáng nhất trong lịch sử nước nhà - Đêm pháo hoa căm giận.

Câu chuyện thứ hai: “Tấm chăn Hà Nội”

B52, F4H rơi rụng nhiều quá báo chí phương tây đưa tin rằng: Hà nội đã chuẩn bị sẵn tên lửa, đạn dược để tiếp đón Nic - xơn mà y không biết. Tất cả các họng súng, tên lửa đều tuân theo một hiệu lệnh bắn về phía B52 bay vào tạo thành một lưới lửa hay “Tấm chăn” dày, lớp dưới thấp nhất là súng trường, 12ly7của dân quân ngoại thành, tự vệ thủ đô bắn lên từ các nóc nhà, cao hơn nữa là đạn tiểu cao hai nòng (37ly) của các chiến sỹ bộ tư lệnh thủ đô trên các sân thượng, mái bằng, trên nữa là trung cao (57ly), đại cao (85ly) của các đơn vị bộ đội phòng không và lớp cao nhất trên cùng ( 15-20km) là tên lửa. Tấm “Chăn” lửa có bề dày, bề rộng toàn bộ bầu trời Hà Nội, B52 và F4H cứ bay vào là đụng, rụng như sung chín gặp bão.

Câu chuyện thứ ba: “Đồi A1 trên không”

Trong chiến dịch Điện Biên Phủ vào năm 1954 có một trận rất đặc sắc là trận đồi A1. Bằng cuốc, thuổng thô sơ, bộ đội ta đã đào hầm ngầm vào tận nền của căn cứ A1 đặt bộc phá san bằng căn cứ. Còn trong trận Điện Biên Phủ trên không” ở Hà nội đã dùng tên lửa bay rất cao (15-20Km) vít cổ B52.

Máy bay B52 rải bom hàng loạt xuống thủ đô (Ảnh minh họa)
Máy bay B52 rải bom hàng loạt xuống thủ đô (Ảnh minh họa)

Khi bay lên đánh phá Khu công nghiệp Gang thép Thái nguyên bọn giặc chủ quan vì tên lửa chủ yếu đã tập trung về quanh Hà nội, nhưng B52 đã bị bộ đội phòng không dùng cao xạ pháo bắn rơi hai chiếc làm rụng rời lầu năm góc. Chiến công này góp phần vào thắng lợi oanh liệt của trận chiến trên không. Như vậy nếu gọi 12 ngày đêm Hà Nội là “Điện Biên Phủ trên không” thì phải gọi trận chiến ở Thái Nguyên là “Đồi A1 trên không”như vậy mới công bằng.

Câu chuyện thứ tư: Kitsinhjơ cúi gằm mặt khi đi qua phố Khâm Thiên.

Ngay sau khi hiệp định Paris được ký kết, Mỹ buộc phải rút quan về nước, hoà bình được lập lại. Kitsinhjơ có sang Việt nam để bàn về giải quyết hậu quả chiến tranh. Đoàn xe của Y có đi qua khu phố Khâm Thiên, mặt y cúi gằm có người còn nhìn thấy Y chảy nước mắt.

Mọi người truyền nhau rằng: Do ta đã bố trí chiếc xe có mui rất thấp nên ngồi trong xe Y không thể ngẩng đầu nên được. Khi đi qua phố khâm thiên, mùi tử thi bị chôn vùi vẫn chưa bới lên hết làm Y phải lấy lọ cao “Sao vàng” ra bôi mũi, do quá tay, cay quá nên Y chảy nước mắt chứ Y có hối hận hay thương xót gì đâu.

Cho đến bây giờ nghĩ lại Già mới biết những tình tiết đồn đại này thật là vô lý: Vừa hoà bình xong có ít ngày mà làm sao nước ta đã sản xuất được chiếc xe có trần thấp hơn bình thường ít nhất là 0.5m thì Y mới phải cúi gầm mặt xuống, mặt khác luật định ngoại giao cũng không cho phép làm như vậy. Lúc đó thực ra y cũng chẳng phải ăn năn hối hận hay xót thương gì cả, trước mắt Y cảnh đổ nát tan hoang do sự tàn bạo của bom rải thảm B52.

Một phố xá trước kia sầm uất, đông vui nay chỉ còn là đống gạch vụn, chôn vùi bao xác dân lành vẫn chưa bới lên lên hết. Y nghĩ với tội ác như vậy Y và Ních xơn - Những kẻ chủ trương rải thảm, chắc sẽ bị truy tố trước toà án quốc tế về tội chống lại loài người, huỷ diệt nhân loại, sợ quá Y cúi mặt không cho mọi người biết nét mặt đang toan tính gian mưu chạy tội.

Còn Y khóc không phải vì cao “Sao vàng” - Sao Y biết trước mà chuẩn bị. Khi nhìn thấy sự huỷ diệt do B52 dã man tàn bạo đến mức con gián con kiến cũng không tồn tại nổi, không một viên gạch nào lành lặn, trộn với mảnh bát đĩa vỡ, mảnh chậu giặt, quần áo, thịt nát của tử thi tạo ra những đống bầy nhầy hỗn độn trên mặt đất đã bị san phẳng. Y uất hận - Việt nam đã bị huỷ diệt đến mức này, sao Mỹ vẫn thua, B52 vẫn rụng chả nhẽ từ những ụ súng, giàn tên lửa được đặt trên những đống gạch vụn trộn thây người này mà thắng được không lực Huê kỳ sao??.

Y uất ức khóc như kẻ bị đòn oan vô lý. Y và Nic Xon không biết rằng: Trong lịch sử, Thăng Long đó bao lần bị tàn phỏ, tan hoang bởi giặc ngoại xõm nhưng cũng chính tại đây sau đú đều diễn ra trận quyết định đánh bại và đuổi cổ bọn chỳng, giành lại đất nước - Dù Mỹ có tàn bạo hơn nữa, có dìm Hà Nội vào trong biển máu cũng không khuất phục được dân tộc Việt.

Từ trong biển máu, từ trong những đống đổ nát của gạch vụn trộn xương, thây người - Đường đạn vẫn rạch trời bay lên thẳng, căng, chính xác. Cụ già nói tiếp: Câu chyện Già vừa kể đã 1000 năm trôi qua nhưng nó còn vang vọng mãi mãi gắn liền với lịch sử hào hùng của dân tộc việt.
(Theo PL&ĐS)
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem