Muốn tách thửa đất thổ cư thì ngoài điều kiện về diện tích tối thiểu thì phải đáp ứng các điều kiện khác. Dưới đây là điều kiện tách thửa đất thổ cư mới nhất.
Diện tích tối thiểu là diện tích mà thửa đất mới hình thành và thửa đất còn lại sau khi tách thửa không được nhỏ hơn (diện tích tối thiểu không tính phần chỉ giới xây dựng, hành lang an toàn giao thông… nếu có);
- Trường hợp tách thửa tạo thành thửa đất có diện tích nhỏ hơn diện tích tối thiểu nhưng xin hợp thửa với thửa đất khác liền kề để tạo thành thửa đất mới có diện tích bằng hoặc lớn hơn diện tích tối thiểu thì được phép tách thửa.
- Khu vực đô thị gồm: Phường, thị trấn.
- Quy định về diện tích tối thiểu được phép tách thửa của mỗi tỉnh, thành là khác nhau. Tuy nhiên, xu hướng diện tích được phép tách thửa càng về sau càng nhỏ đi (Quyết định mới thường quy định diện tích được phép tách thửa nhỏ hơn Quyết định cũ).
+ Thứ nhất: Phải có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Về nguyên tắc khi có đất của mình thì mới có thể tách thửa được. Nếu trong trường hợp chưa có giấy tờ đứng tên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì phải xin giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sau đó mới thực hiên được việc tách thửa.
+ Thứ hai: Có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất rồi thì muốn tách thửa cần phải đáp ứng được về hạn mức, diện tích tối thiểu để tách thửa.
Khoản 31 Điều 2 Nghị định 01/2017/NĐ-CP quy định về diên tích tối thiểu được tách thửa như sau: " Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định diện tích tối thiểu được phép tách thửa đối với từng loại đất cho phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương".
Như vậy, khi tách thửa cần đáp ứng điều kiện về diện tích tôi thiểu, không quy định về điều kiện được tách thửa là đất phải thuộc quy hoạch.
Để biết về thông tin về diện tích tối thiểu được tách thửa đối với từng loại đất cụ thể, bạn có thể đến Ủy ban nhân dân cấp xã tại địa phương yêu cầu được cung cấp thông tin.
Trong trường hợp cơ quan nhà nước từ chối việc tách thửa với lý do "đất nằm trong quy hoạch", người sử dụng đất có quyền làm đơn yêu cầu phía cơ quan nhà nước cung cấp thông tin để giải thích rõ vấn đề trên.
Lưu ý về quy định tại khoản 2,3 Điều 49 Luật Đất đai 2013 liên quan tới việc sử dụng đất khi có quy hoạch sử dụng đất, nếu diện tích đất nhà bạn đang nằm trong quy hoạch hàng năm thì quyền về sử dụng đất của bạn sẽ bị hạn chế. Nếu đã có quy hoạch sử dụng đất nhưng chưa có kế hoạch sử dụng hằng năm và cơ quan nhà nước vẫn không có thông báo hoặc quyết định thu hồi phần diện tích này thì bạn vẫn thực hiện các quyền của người sử dụng đất, trong đó bao gồm quyền được tách thửa và cấp sổ đỏ riêng.
+ Thứ ba, bản thân cá nhân muốn được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì buộc phải có nhân khẩu thường trú tại địa phương và có căn cứ sử dụng đất ổn định từ trước đến nay và không có tranh chấp về đất đai.
Hồ sơ tách thửa đất thổ cư
Căn cứ Điều 75 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của luật đất đai và khoản 11 Điều 8 Thông tư số 24/2014/TT-BTNMT quy định về hồ sơ địa chính.
+ Đơn đề nghị tách thửa (Mẫu số 11/ĐK);
+ Bản gốc giấy chứng nhận đã cấp;
+ Sơ đồ kỹ thuật về thửa đất (nếu có yêu cầu);
Trong trường hợp tách thửa do chuyển nhượng, cần thêm:
+ Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất; (Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất phải có chứng nhận của công chuứng nhà nước; trường hợp hợp đồng chuyển nhượng quyền xử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân thì được lựa chọn hình thức chứng nhận của công chứng nhà nước hoặc chứng thực của xã, phường, thị trấn nơi có đất);
+ Chứng minh thư, hộ khẩu của hai bên chuyển nhượng, tặng cho (có công chứng).
Nơi nộp hồ sơ: Phòng tài nguyên và môi trường cấp huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.
Trình tự, thủ tục thực hiện tách thửa
Bước 1: Người sử dụng đất nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị tách thửa đất thổ cư lên Văn phòng đăng ký đất đai.
Tiếp theo: Văn phòng đăng ký đất đai có trách nhiệm thực hiện các công việc sau:
a) Đo đạc địa chính để chia tách thửa đất;
b) Lập hồ sơ trình cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho người sử dụng đất đối với thửa đất mới tách, hợp thửa;
c) Chỉnh lý, cập nhật biến động vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai; trao Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho người được cấp hoặc gửi Ủy ban nhân dân cấp xã để trao đối với trường hợp nộp hồ sơ tại cấp xã.
Chi phí tách thửa đất thổ cư bao nhiêu?
Chi phí tách thửa đất thổ cư có thể là vài triệu đồng hoặc vài chục triệu đồng, tùy từng diện tích đất được tách thửa và tùy theo giá đất tại thời điểm tách thửa.
Thẩm quyền:
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định diện tích tối thiểu tách thửa đất thổ cư.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.