Ariel Sharon- nhà lãnh đạo “máy ủi”

Chủ nhật, ngày 12/01/2014 13:39 PM (GMT+7)
Cựu Thủ tướng Israel Ariel Sharon là một trong nhiều chiến binh Israel trở thành chính khách. Ông từ trần sau 8 năm hôn mê, nhưng di sản của ông để lại cho đất nước Israel vẫn còn nhiều tranh cãi.
Bình luận 0
Đất nước Israel đau buồn trước sự ra đi của ông Ariel Sharon, họ than khóc và gọi tên ông như sự tiếc nuối vô bờ bến.

Ông Ariel Sharon sinh năm 1928 trong một gia đình gốc nông dân, ở làng Do Thái Kfar Malala thuộc tỉnh Sheinerman, trong gia đình của những người nhập cư từ Nga. Năm 1948, ngay sau khi cuộc chiến tranh Ả Rập-Israel thứ nhất bùng nổ, ông bỏ ngang việc học của mình và ra chiến trường.

Đầu thập niên 70, ông Sharon rời bỏ sự nghiệp quân sự và chuyển sang chính trị. Ông Ariel Sharon đã sống trong một trang trại trên sa mạc Negev, trước khi trở thành thủ tướng năm 2001. Năm 2006, ông Sharon bị một loạt tai biến mạch máu não và hôn mê. Ông được ông Ehud Olmert thay thế trong chức vụ Thủ tướng.

img


Là một người lính, ông Sharon nổi tiếng về anh hùng trên chiến trường trong nhiều thập niên sau khi Quốc gia Israel được thành lập, nhưng nổi bật nhất là trong cuộc chiến tranh Yom Kippur vào năm 1973.

Thậm chí, ông Ariel Sharon còn được người dân Israel gọi với cái tên thân mật “ông máy ủi”, để nói lên tính cách của nhà lãnh đạo không hề sợ hãi trước những khó khăn, thách thức.

Trong một chiến thuật lỗi lạc, ông chỉ huy quân đội Israel vượt qua Kênh Suez, cắt ngang quân đoàn thứ ba của Ai Cập.

Đối với nhiều người ông cũng nổi tiếng về liều lĩnh và tàn bạo. Vào năm 1982 ông chỉ huy cuộc xâm chiếm Libăng với hậu quả hàng trăm người Palestine bị các dân quân Libăng giết hại tại hai trại tị nạn Sabra và Shatira ở Beirut.

Nhiều nhà nghiên cứu Trung Đông đã từng nhận xét rằng, ông Ariel Sharon tin tưởng rằng con đường duy nhất có thể đạt đến hòa bình là sức mạnh của Israel được tôn trọng.

Tuy nhiên, là một chính trị gia, ông Sharon cũng gây tranh cãi. Là một thành viên nội các dưới thời một vài Thủ tướng, ông triển khai việc thành lập nhiều khu định cư của người Do Thái tại nhiều vùng lãnh thổ của người Palestine. Học giả Palestine Shukri Abed nói việc này làm cho ông bị nhiều người Ả Rập căm ghét.

Vào năm 2000, ông Sharon là người đứng đầu phe đối lập, chuyến viếng thăm ngôi đền Hồi Giáo Temple Mount hay được gọi là Haram al-Sharif tại Jerusalem đã làm cho người Palestine phẫn nộ gây nên sự nổi dậy được gọi là Intifada II.

Chính phủ ông đàn áp nổi dậy trong vòng vài năm, và bắt đầu xây dựng hàng rào an ninh hiện phân cách người Israel và người Palestine.

Trong khi ông Sharon được nhớ đến như là một nhà lãnh đạo cứng rắn, không từ hành động nào để bảo vệ người dân Israel, ông cũng là một trong những người vì hòa bình có thể thực hiện những bước khó khăn.

Vào năm 2005, ông giám sát việc rút lui của Israel ra khỏi dải Gaza, rút dân định cư và quân đội Israel ra khỏi vùng đất này với hy vọng sẽ đạt được hòa bình với người Palestine.

Ông Ariel Sharon bỏ cả cuộc đời để xây dựng một quốc gia Israel hùng mạnh. Những nỗ lực của ông để mang lại hòa bình vẫn còn là một việc đang tiếp diễn.
Mai Tiến Dũng (tổng hợp) (Mai Tiến Dũng (tổng hợp))
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem