Axit uric có nên ăn gạo lứt không?

Thứ bảy, ngày 15/06/2024 18:12 PM (GMT+7)
Nồng độ axit uric sẽ giảm đáng kể nếu người bệnh biết cách sử dụng gạo lứt trong chế độ ăn uống hàng ngày.
Bình luận 0
Axit uric có nên ăn gạo lứt không?- Ảnh 1.

Axit uric sẽ giảm đáng kể nếu người bệnh biết cách sử dụng gạo lứt trong chế độ ăn uống hàng ngày. Đồ hoạ: Thuỳ Dung

Giảm axit uric bằng gạo lứt có hiệu quả không?

Gạo lứt là loại gạo chỉ được xay xát sơ qua để loại bỏ vỏ trấu, vẫn giữ nguyên lớp cám gạo bên ngoài. Dù chỉ khoảng 6 - 14% hạt gạo nhưng lớp dưỡng chất này lại chiếm đến gần 70% thành phần dinh dưỡng của hạt. Cũng chính bởi vậy, gạo lứt được xếp vào nhóm các loại thực phẩm lành tính, có nhiều công dụng tuyệt vời với sức khỏe.

Trong thành phần dinh dưỡng của gạo lứt có chứa lượng lớn các loại vitamin. Vitamin E và các đồng phân tocopherol trong gạo giúp giảm tiến trình lão hóa, cơ thể tươi trẻ. Vitamin B3 trong gạo lứt có công dụng điều hòa lượng cholesterol, giúp giảm xơ vữa động mạch, xơ cứng động mạch...

Bổ sung vitamin B6 từ hạt gạo lứt có tác dụng hình thành glycogen, làm giảm nguy cơ và mức độ nghiêm trọng của các bệnh về tim mạch và đột quỵ. Ngoài các loại vitamin nói trên thì trong thành phần dinh dưỡng của gạo lứt còn bao gồm rất nhiều loại khoáng chất khác như magie, mangan, phốt pho, gamma oryzanol, inositol và kẽm...

Đặc biệt, chất xơ trong gạo lứt đóng vai trò quan trọng trong việc làm chậm quá trình hấp thu purin từ thức ăn vào máu. Gạo lứt có chỉ số đường huyết (GI) thấp hơn so với gạo trắng nên kiểm soát việc sản xuất axit uric của cơ thể.

Không chỉ vậy, magie là khoáng chất thiết yếu đóng vai trò quan trọng trong việc đào thải axit uric ra khỏi cơ thể. Gạo lứt là nguồn cung cấp magie dồi dào, giúp hỗ trợ quá trình bài tiết axit uric hiệu quả, giảm nguy cơ tích tụ trong máu và gây ra các bệnh lý liên quan khác.

Cách điều hòa axit uric bằng gạo lứt

Dưới đây là một số phương pháp người bệnh có thể sử dụng để kiểm soát axit uric bằng gạo lứt:

Cách 1: Uống nước gạo lứt rang

Bạn cần chuẩn bị khoảng 300 gram gạo lứt đem nhặt sạch, chú ý là không vo với nước. Cho gạo vào rang trên chảo tới khi vàng rồi để nguội. Bỏ phần gạo rang vào cối xay mịn và bảo quản trong lọ thủy tinh.

Mỗi lần sử dụng bạn chỉ cần lấy khoảng 15 gram bột gạo lứt pha cùng 250 ml nước ấm là đã có thể sử dụng. Nên sử dụng hàng ngày để cảm nhận được hiệu quả rõ rệt nhất.

Axit uric có nên ăn gạo lứt không?- Ảnh 2.

Axit uric giảm đáng kể nếu người bệnh sử dụng gạo lứt đúng cách. Đồ họa: Thùy Dung

Cách 2: Uống trà gạo lứt

Trà gạo lứt cũng là một trong những phương pháp điều hòa axit uric hiệu quả mà người bệnh có thể áp dụng. Chuẩn bị khoảng 100g gạo lứt đem rang chín vàng. Sau đó, đổ khoảng 2 lít nước vào đun sôi, để nguội và sử dụng hết trong ngày.

Cách 3: Ăn cơm gạo lứt

Ngoài 2 cách làm kể trên, người bệnh gout hoặc người có axit uric cao còn có thể ăn gạo lứt thay thế gạo trắng trong khẩu phần ăn uống hàng ngày. Với hàm lượng chất xơ cao, ăn gạo lứt còn có thể giúp giảm cân, hỗ trợ tiêu hóa hiệu quả.

Theo Thùy Dung (laodong.vn)
Từ khóa:
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem