Ấy vậy nhưng anh Hai chỉ sợ có một người, ấy là một mỹ nhân chân yếu tay mềm có tên gọi hồi trẻ là “hiền thê”, hiện nay đổi là “bà ngoại lũ nhỏ”.
Tác giả chụp ảnh lưu niệm trước Đền thờ vị nữ tướng có sức mạnh đả hổ.
Nghe chúng tôi hỏi thử những điều trên, ai bác ngay rằng các đại ca thương tại hạ mà thổi phồng lên cho vui chứ tại hạ vốn trói gà không chặt, thuở trai trẻ có phước sung rụng đúng miệng, cưới được nường (nàng) Hai xinh đẹp và giỏi võ nhứt vùng.
Cưới nhau về, tại hạ ở rể luôn quê vợ giữa lúc làng bị nạn cọp dữ hoành hành, đêm nào cũng xuống bắt heo bò, nhà nhà đều chuẩn bị đủ thứ vật dụng có thể gây âm thanh để khua chiêng gióng trống xua đuổi.
Nường Hai khuyến khích tại hạ vô rừng tìm cọp để bắt, giải nạn cho bà
con. Tại hạ run cầm cập nhưng giả vờ cứng, nói ê cọp mày không gặp ông
là mày phúc bảy kiếp, còn mày mà thấy ông là mày rồi đời nghen con.
Chẳng ngờ, vừa đến bìa suối, tại hạ nhác thấy bóng nó liền, may đu kịp
cành cây, leo lên chạc ba ngồi, nhìn xuống dưới đất thấy nó còn lởn vởn,
tại hạ sợ quá vãi luôn một tràng súng nước trong bụng ra, ướt nhẹp cả
quần lẫn cây. Nường Hai thấy tại hạ đi lâu quá chưa về, vác câu liêm vào
rừng, đấu nhau với cọp, hết hiệp nọ đến hiệp kia, đất lở đá nhào, lá
bay cành gãy.
Cảm hứng ruộng vườn Xứ Nẫu.
Đến quá trưa, biết cọp đuối sức, bả lui về đòn thủ, vừa hét rằng thôi ta tha mạng đó, ngươi chạy đi. Con cọp không nghe, ráng sức tung thân trước lên vồ, bả né người đưa câu liêm quờ một phát ngay chỗ hiểm, con cọp đi đời nhà ma.
Dù đã mệt lả, nhưng nường còn tìm cách trèo lên cây cõng tại hạ xuống. Thả tại hạ vào lòng suối, nường vừa bịt mũi vốc nước tắm rửa cho tại hạ vừa vừa cố nín cười, tại hạ dị quá càm ràm rằng sao em bậu hăng hái phá bĩnh vậy, qua đang đái để nhử cọp lại đặng bắt sống về bà con tới xem chơi, ai dè em bậu cho nó chầu trời, phí quá!
Chưa dứt lời, đã thấy cọp cái lù lù đến. Tại hạ bu cổ nường Hai, miệng
lưỡi giần giật như lên kinh phong, nường dìu tại hạ lên ụ gò mối vừa thủ
thế vừa tìm đường tháo lui. Nường Hai lợi dụng địa hình con suối gấp
khúc, cõng tạ hạ đạp gai luồn rừng chạy về bìa thôn. Lúc này bà con
trong xóm cầm giáo mác gậy gộc phèng la lưới võng ra yểm trợ. Tại hạ vừa
thở vừa nói qua thương qua tha mạng con cọp cái, mình bắt nó thì không
lấy ai nuôi những đứa con thơ dại đang khát sữa ở nhà. Tại hạ nói cứng
vậy trước bàn dân thiên hạ nhưng về nhà vợ chồng với nhau nường Hai cứ
che miệng tủm tỉm cười.
Chụp ảnh lưu niệm cùng La Hán Phục Hổ
Tại hạ từ đó ý thức hơn mình là cỡ nào, nhưng thói đời làm thằng đàn ông
phải biết sĩ diện, về tại hạ chăm chú lén học võ. Thấy nường Hai thao
diễn hằng đêm trước sân ngón võ nào, tại hạ hé cửa sổ dòm và ghi nhớ
trong óc rồi tự mình trốn lên đầu núi luyện tập một mình.
Chỗ nào quên,
lúc về nhà, tại hạ quát, bậu ơi, “Song Phượng Kiếm” hoặc “Hùng Kê Quyền”
hoặc “Miêu Tẩy Diện” hoặc “Lão Hổ Thượng Sơn” hoặc “Song Đao Phá Thạch”
v.v… bậu dợt thử qua coi, chỗ nào chưa đạt, qua chỉ thêm cho. Nường Hai
hình như chỉ chờ có vậy, múa chầm chậm từng động tác, tại hạ ừ è rồi
chỉnh thêm chỗ này chỗ kia bằng những ngôn từ vô thưởng vô phạt như cần
nhanh nhẹn hơn chỗ này, cần thuần thục hơn chỗ nọ, cần điêu luyện hơn
đòn này, cần hiểm hóc hơn thế nọ…
Nường Hai, lạ lùng thay, không tức giận mà chỉ tủm tỉm cười. Cách học
lỏm võ của tại hạ là vậy, bả biết bả sư phụ mà bả hổng cần lộ ra mặt, cứ
như một đệ tử chân truyền dành thế thượng phong cho chồng tự sướng! Thì
ra, người võ nghệ cao cường ngoài chữ “tình” chữ “nghĩa” họ còn sâu
nặng chữ “nhẫn” chữ “đức”, các đại ca à, vợ tại hạ dạy tại hạ mà tại hạ
cứ làm như chính mình mới là thầy, mà bả đâu trách cứ tiếng nào. Còn vì
sao bọn trộm cướp sợ tại hạ.
Thăm miền Linh Sơn Bình Định.
Anh Hai vừa nói vừa cởi áo ra, một hình xăm chị Hai đẹp như vũ nữ Chăm Pa trên chỗ mà bên trong có đặt trái tim anh. Anh nói tiếp, đấy, các đại ca thấy hông, tại hạ khắc ghi bả trên ngực trái, ban đêm ở trần dạo một vòng quanh thôn, đứa trộm đạo nào cao thủ đến đâu dòm thấy đôi mắt mê hồn của bả, đứa mạnh thì bủn rủn chưn tay lếch không nổi, đứa kém hơn thì đứt mạch máu, chết mất ngáp!
Ôi, bọn văn chương chúng tôi, cũng từng chứng kiến nhiều nhà thơ có khiếu ca ngợi vợ nhưng chưa thấy anh nào ca ngợi độc chiêu như anh Hai Đất Võ, nói không ngoa thì đúng thiên tài!
Anh Hai trình bày tiếp rằng đến giờ, kỷ niệm trận đả hổ đầu tiên mà miệng lưỡi tại hạ đờ đẫn trệu trạo dạo nào, tại hạ có các món “cọp nhai đỗ phộng”. Để kiểm thảo việc tuy bụng dạ hiền lành nhưng có cái tính hay nói trên trời dưới đất, tại hạ tự mắng mình bằng món “lưỡi hổ lòng sen”. Chưa hết, tại hạ mượn uy bả hoài, bèn tạo món “chồn mượn oai hùm” nữa! Cuộc tiệc vui vẻ bắt đầu, món “chồn mượn oai hùm” được gắp đầu tiên.
Thực ra, nó là món thịt chồn xào với rau lưỡi hổ, rau này thuộc họ mũi mác, như một thứ nam dược, có vị đăng đắng nhân nhẫn, tuyệt cú mèo. Món này hơi bị tốn rượu, anh Hai rót liên tục, cụng liên tục, anh em quá đã. Món thứ hai, “cọp nhai đậu phộng”, anh Hai thuyết minh rằng đây là nếp của giống lúa nếp Bàn tay cọp, tên chữ là Hổ chưởng đạo, một giống lúa rẫy cổ của người Chàm xưa, nấu thành xôi đậu phộng, rất dẻo thơm, bùi bùi béo béo.
Món thứ ba, coi như tráng miệng thay trái cây là “lưỡi hổ lòng sen”, tức chè nha đam hạt sen. Nha đam cũng có tên gọi khác là lá lưỡi hổ, cắt khúc, gọt vỏ, thái sợi, thêm ít đậu xanh và hạt sen, nấu với đường cát, rắc vani khuấy đều, thấy là sướng, nếm vào ngọt tận chân tơ kẽ tóc. Đúng là ba món trứ danh của đất rừng phong ba bão táp, một xứ sở đã góp phần sản sinh và nuôi dưỡng bao nhiêu thi nhân và hào kiệt.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.