Một trong những sáng kiến của anh được áp dụng với điện đài vô tuyến điện sóng ngắn (XD- D9B1), khi nguồn điện mạng không có, nguồn ắc quy dự phòng cạn kiệt, đòi hỏi phải có nguồn điện một chiều cung cấp. Anh đề nghị tận dụng máy cấp 5 không còn sử dụng, cải tiến, lắp ráp thành máy phát điện dùng cho điện đài sóng ngắn và các máy vô tuyến điện khác có chỉ tiêu kỹ thuật tương ứng.
Hiệu quả của sáng kiến này là đã giảm được lượng máy hư hỏng từ các đơn vị đưa về sửa chữa, tăng lượng dự phòng trang bị kỹ thuật phục vụ cho công tác thông tin liên lạc quân sự với chi phí tiết kiệm.
|
Thiếu tá Trần Văn Doanh sửa chữa khí tài thông tin. |
Tương tự, phát hiện trong quá trình sử dụng điện đài vô tuyến điện sóng ngắn (XD-D9B1), khi liên lạc với các máy thu phát vô tuyến điện ở chế độ thoại, người sử dụng phải mất nhiều thao tác: Đeo tổ hợp choàng đầu, vừa thực hiện cuộc gọi vừa cầm tay bóp công tắc tổ hợp, thiếu tá Trần Văn Doanh lắp ráp thiết bị đồng bộ (được gọi là thiết bị chuyển phát tự động bằng tiếng nói) để giảm thao tác, tăng hiệu quả truyền dẫn. Sáng kiến này của anh đoạt Giải A Hội thi sáng tạo kỹ thuật Quân khu.
Ngoài các sáng kiến trên, anh còn là đồng tác giả nhiều sáng kiến của Xưởng Thông tin: Lắp mạch đóng mở tự động điện giúp tiết kiệm điện bảo vệ; mạch chuông báo có người cần liên lạc giúp việc trực phòng không hoặc trực thu canh thuận lợi. Lắp ráp nguồn xung dùng cho các loại máy thu phát vô tuyến điện thế hệ mới. Sáng tạo của anh góp phần gìn giữ mạch máu thông tin liên lạc thông suốt. 4 năm liền (2009-2012) được tặng danh hiệu Chiến sĩ thi đua là phần thưởng xứng đáng cho “bác sĩ chuyên khoa” Trần Văn Doanh.
Ngọc Diệp
Vui lòng nhập nội dung bình luận.