Bên trong pháo đài Xuân Canh, nơi phát ra tiếng pháo đầu tiên trong chiến dịch toàn quốc kháng chiến

Duy Huy Thứ hai, ngày 19/12/2022 06:26 AM (GMT+7)
Pháo đài Láng, pháo đài Xuân Canh và pháo đài Xuân Tảo (Hà Nội) là 3 đơn vị pháo binh bắn loạt đạn đầu tiên, phát ra hiệu lệnh tổng tiến công vào cơ sở của địch, mở đầu cho cuộc kháng chiến toàn quốc.
Bình luận 0

Clip về khẩu pháo tại phố Pháo đài Láng, quận Đống Đa, Hà Nội. Thực hiện: Duy Huy.

Bên trong pháo đài Xuân Canh, nơi phát ra tiếng pháo đầu tiên trong chiến dịch toàn quốc kháng chiến - Ảnh 2.

Pháo đài Láng xưa kia nằm trên cánh đồng thôn Láng Trung (nay thuộc phố Pháo đài Láng, quận Đống Đa, Hà Nội). Ngày nay, khu vực pháo đài đã xây dựng thành khu di tích lịch sử Pháo đài Láng (nằm trong cơ quan Tổng cục Khí tượng Việt Nam.

Bên trong pháo đài Xuân Canh, nơi phát ra tiếng pháo đầu tiên trong chiến dịch toàn quốc kháng chiến - Ảnh 3.

Đúng 20h ngày 19/12/1946, pháo đài Láng được vinh dự nổ viên đạn mở màn, phát lệnh toàn quốc kháng chiến chống thực dân Pháp trở lại xâm lược nước ta, mở đầu 60 ngày đêm Hà Nội kháng chiến với tinh thần quật cường.

Bên trong pháo đài Xuân Canh, nơi phát ra tiếng pháo đầu tiên trong chiến dịch toàn quốc kháng chiến - Ảnh 4.

Pháo đài Láng thời đó có 2 khẩu pháo cao xạ 75. Ngày đó không có phương tiện quan sát, Pháo đài Láng bắn xong phải nhờ đơn vị bộ binh ở gần mục tiêu, báo cáo kết quả pháo bắn tới Bộ Tham mưu mặt trận Hà Nội. Việc truyền thông tin và mệnh lệnh chiến đấu từ Bộ Tổng chỉ huy xuống pháo đài, hoặc từ pháo đài này sang pháo đài khác chủ yếu thực hiện bằng người chạy bộ đưa tin.

Bên trong pháo đài Xuân Canh, nơi phát ra tiếng pháo đầu tiên trong chiến dịch toàn quốc kháng chiến - Ảnh 5.

Ngay sau khi Pháo đài Láng bắn những viên đạn đầu tiên trúng vào các mục tiêu địch, tiếp theo là pháo đài Xuân Tảo cũng lập tức góp lửa, rót đạn xuống các doanh trại của quân Pháp đóng trong thành cổ Hà Nội.

Bên trong pháo đài Xuân Canh, nơi phát ra tiếng pháo đầu tiên trong chiến dịch toàn quốc kháng chiến - Ảnh 6.

Lúc đó, Pháo đài Xuân Tảo còn nguyên 3 khẩu pháo nhưng cự ly của các khẩu pháo bị hỏng, trước đó chỉ là súng phòng không, bắn máy bay 75 ly. Khi tác chiến, cán bộ pháo đài chuyển sang làm súng bắn mặt đất.

Bên trong pháo đài Xuân Canh, nơi phát ra tiếng pháo đầu tiên trong chiến dịch toàn quốc kháng chiến - Ảnh 7.

"Sau phát súng hiệu của Pháo đài Láng, một trong 3 khẩu Pháo đài Xuân Tảo do cán bộ pháo đài – Tiểu đội trưởng Doãn Tuế bất ngờ nã những loạt đại bác vào các trụ sở, trạm gác, điểm chốt quan trọng của Pháp. Tiếng pháo đó đã cổ vũ tinh thần quân ta", ông Nguyễn Xuân Linh – Chủ tịch Hội Cựu chiến binh phường Xuân Tảo quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội kể lại.

Bên trong pháo đài Xuân Canh, nơi phát ra tiếng pháo đầu tiên trong chiến dịch toàn quốc kháng chiến - Ảnh 8.

Gần sáng ngày 20-12-1946, pháo đài Xuân Canh nhận lệnh nổ súng sang nhà đèn Yên Phụ và đầu Nam cầu Long Biên

Bên trong pháo đài Xuân Canh, nơi phát ra tiếng pháo đầu tiên trong chiến dịch toàn quốc kháng chiến - Ảnh 9.

Ông Nguyễn Khắc Chinh, nguyên Chủ tịch Hội Cựu chiến binh xã Xuân Canh cho biết: "Vị trí đặt pháo đài Xuân Canh hướng ra ngã ba sông Hồng, sông Đuống rất đắc địa. Cái địa thế này, một là có thể bắn được thành Hà Nội, bắn được cầu Long Biên và khống chế được ngã ba sông Hồng, sông Đuống. Địch vào Hà Nội đều phải đi qua sông Đuống, sông Hồng".

Bên trong pháo đài Xuân Canh, nơi phát ra tiếng pháo đầu tiên trong chiến dịch toàn quốc kháng chiến - Ảnh 10.

Khẩu pháo đặt tại Pháo đài Xuân Canh có ký hiệu DCA 75mm do thực dân Pháp sản xuất từ đầu năm 1938, chiều cao 7m, nặng 5300kg, gia tốc đầu nòng 750 m/s, trần bắn 8200m. Đây là loại pháo phòng không chủ lực của Pháp ở miền Bắc.

Bên trong pháo đài Xuân Canh, nơi phát ra tiếng pháo đầu tiên trong chiến dịch toàn quốc kháng chiến - Ảnh 11.

Tự hào về truyền thống anh hùng, nhân dân Xuân Canh tự nguyện đóng góp tiền của, công sức xây dựng lại pháo đài làm nơi giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ. Sau 60 ngày đêm, Pháo đài Láng, pháo đài Xuân Canh và pháo đài Xuân Tảo đã cùng quân dân Hà Nội hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ "Giam chân quân địch ở Hà Nội, tiêu hao nhiều sinh lực địch, bảo toàn lực lượng để tạo điều kiện cho nhân dân ta chuẩn bị kháng chiến lâu dài". Những di tích còn lại, là dấu son lý tưởng "Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh" của quân dân Hà Nội ngày toàn quốc kháng chiến 19/12/1946.



Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem