Ngư dân Lê Văn Tín (thị trấn Cửa Tùng, Vĩnh Linh) cho rằng, cá chết mà chôn ngay tại bờ biển, chỉ cách mép nước biển khoảng 30-50m như những ngày qua thì không đảm bảo an toàn. Bởi vì, khi cá phân hủy sẽ tan chảy rồi thấm ngược ra biển. Đối với đất thịt mức độ thấm chậm chứ đối với cát biển thì tốc độ thấm ngược ra biển là rất nhanh và có thể gây ô nhiễm trở lại nguồn nước biển.
Ngư dân thu gom cá chết về hố chôn lấp. N.V
Ông Nguyễn Hoài Nam – Trưởng Chi cục Khai thác và Bảovệ thủy sản tỉnh Quảng Trị xác nhận, việc chôn lấp cá chết trong những ngày qua chỉ làm thủ công là đào hố rồi chôn chứ chưa có thuốc hóa học để xử lý. Ông Nam cho rằng đó chỉ là biện pháp tức thời, trước mắt, giải quyết mùi hôi. Tuy nhiên, việc chôn lấp như vậy cũng không ảnh hưởng đến môi trường. “Hiện nay cá chết chưa rõ nguyên nhân nên cứ chôn lấp như vậy. Còn nếu cá có nhiễm độc thì bản thân nước biển cũng đã nhiễm độc” – ông Nam giải thích.
Quá trình chôn lấp cá chết của người dân Quảng Trị diễn ra ngay trên bờ biển, không có hóa chất tiêu hủy. N.V
Tuy nhiên, sáng 22.4, ông Nguyễn Trường Khoa – Phó Giám đốc Sở TNMT tỉnh Quảng Trị đã có văn bản gửi các huyện Vĩnh Linh, Gio Linh, Triệu Phong, Hải Lăng về việc tổ chức ứng phó sự cố cá chết trôi dạt vào bờ biển. Văn bản có nội dung yêu cầu các địa phương áp dụng các giải pháp thu gom, tiêu hủy cá chết theo đúng quy trình, trong đó phải sử dụng các hóa chất có tác dụng tiêu độc, khử trùng mạnh thuộc danh mục hóa chất được phép lưu hành tại Việt Nam như Chlorine, Formol, thuốc tím, vôi bột,… đồng thời phải phun sát trùng khu vực chôn lấp.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.