Cá kho ở một làng cổ nổi tiếng Hà Nam, chưa đến tết mà đơn hàng gọi về "cháy máy"

Lương Hiền – Khánh Giang Thứ ba, ngày 02/01/2024 13:19 PM (GMT+7)
Làng Vũ Đại là làng cổ nổi tiếng Hà Nam và cũng nổi tiếng qua tác phẩm Chí Phèo của nhà văn Nam Cao ngày ấy, thực chất là làng Đại Hoàng (nay là làng Nhân Hậu, xã Hòa Hậu, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam). Ngôi làng cổ này nổi tiếng với cá kho đậm vị, thơm ngon.
Bình luận 0

CLIP: Dân làng Vũ Đại-làng Nhân Hậu, xã Hòa Hậu, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam) đỏ lửa kho cá kiếm tiền triệu đồng mỗi ngày dịp cận Tết.

Cá kho được xem là món ăn dân dã, có trong mỗi bữa cơm của người Việt. Đây là món ăn có nguồn gốc lâu đời tại ngôi làng Nhân Hậu.

Người trong làng từ già đến trẻ không biết rõ nguồn gốc của cá kho từ đâu. Chỉ biết rằng cá kho trở thành đặc sản như ngày hôm nay là sự tích lũy từ đời ông cha để lại.

Những ngày cuối năm, nhiều gia đình tại làng Nhân Hậu lại chuẩn bị những niêu cá để phục vụ khách thập phương. Dù giá cao nhưng năm nào cá kho làng Vũ Đại cũng cháy hàng, người dân thu tiền triệu mỗi ngày nhờ vào nghề kho cá.

Cá kho ở làng này nức tiếng, cận tết khách xa gần rần rần đặt hàng - Ảnh 2.

Về với làng Vũ Đại dịp cuối năm, từ xa một mùi thơm của cá kho tỏa khắp ngôi làng. Chúng tôi đến nhà chị Trần Thu Hường. Hơn 70 niêu cá được chị nấu thành dãy, khói mờ khắp căn bếp. Không chỉ dịp lễ, ngày thường gia đình chị cũng tất bật bên bếp lửa suốt 12 tiếng để cho ra những nồi cá kho phục vụ khách các tỉnh thành trong nước.

Cá kho ở làng này nức tiếng, cận tết khách xa gần rần rần đặt hàng - Ảnh 3.

Chị Hường đã làm nghề cá kho gần chục năm nay, ban đầu từ những đơn lẻ tẻ, đến nay mỗi ngày chị làm từ 70 – 100 niêu cá: “Sự nổi tiếng của cá kho làng Vũ Đại không chỉ là vị ngon của nồi cá mà còn là công sức của những người lao động đặt cái tâm vào nghề”, chị Hường chia sẻ.

Cá kho ở làng này nức tiếng, cận tết khách xa gần rần rần đặt hàng - Ảnh 4.

Không ai biết rõ ông tổ của cá kho là ai, nhưng món cá kho đậm vị dân giã được người dân nơi đây cho là sự truyền nghề từ đời này qua đời khác. Chị Hường chia sẻ: “Mỗi gia đình có một bí quyết riêng để làm cá kho, ông bà truyền sang bố mẹ, bố mẹ lại truyền cho tôi, đây là đời thứ 3 gia đình tôi làm cá kho”.

Cá kho ở làng này nức tiếng, cận tết khách xa gần rần rần đặt hàng - Ảnh 5.

Để làm ra một nồi cá kho thơm ngon, đậm vị là quá trình cần sự tỉ mỉ, kỳ công. Đầu tiên người nấu chọn những con cá nuôi từ 1-3 năm, có kích thước to. Làm sạch, cắt ra từng khúc, ướp muối cho đều. Sau công đoạn ướp muối, người nấu cho riềng trám dưới đáy nồi, đặt cá vào nồi. Ngoài riềng ra, một số nguyên liệu không thể thiếu là nước cốt tương, nước cốt chanh, gừng thái mỏng, nguyên liệu quan trọng nhất vẫn là mắm, mỗi gia đình sẽ có bí kíp chế mắm riêng. Chế biến mắm cũng là làm nên sự riêng biệt của mỗi gia đình.

Cá kho ở làng này nức tiếng, cận tết khách xa gần rần rần đặt hàng - Ảnh 6.

Tính từ khi niêu cá được bắc lên đến khi bắc xuống là 12 – 14 tiếng, trong thời gian nấu, người nấu thường theo dõi niêu cá, giữ đều lửa. Trong 8 tiếng đầu tiên, họ phải thêm nước, quan sát niêu sôi đều.

Cá kho ở làng này nức tiếng, cận tết khách xa gần rần rần đặt hàng - Ảnh 7.

Với 4 tiếng cuối cùng là công đoạn quan trọng nhất, bởi người nấu phải trúc trực kỹ bên bếp lửa. Quan sát độ nước trong niêu, lửa để vừa, luôn phải thêm nước khi gần cạn để cá không bị cháy.

Cá kho ở làng này nức tiếng, cận tết khách xa gần rần rần đặt hàng - Ảnh 8.

Giá thành cao nhưng cá kho làng Vũ Đại vẫn luôn cháy hàng, theo chị Trần Thu Hường, ngày thường, nhiều gia đình ở đây đã nấu từ 50 – 100 niêu cá, có ngày hơn 130 niêu. Dịp Tết, khách đặt đông gấp 3 lần. Giá thành một niêu từ 500.000 đồng đến 2 triệu tùy vào kích cỡ niêu.

Cá kho ở làng này nức tiếng, cận tết khách xa gần rần rần đặt hàng - Ảnh 9.

Mỗi dịp cuối năm, cụ Trần Duy Thế (75 tuổi) lại cùng những người con trong gia đình nấu cá phục vụ khách các tỉnh. Tuổi cao, cụ tiếp tục truyền nghề lại cho con trai và con gái ruột.

Cá kho ở làng này nức tiếng, cận tết khách xa gần rần rần đặt hàng - Ảnh 10.

Do công đoạn chế biến kỹ lưỡng, người mua sau khi mua về để ở nhiệt độ mát có thể giữ được hương vị của cá trong thời gian 2 – 3 tuần.

Cá kho ở làng này nức tiếng, cận tết khách xa gần rần rần đặt hàng - Ảnh 11.

“Chúng tôi chế biến độ mặn, ngọt, cay theo yêu cầu của khách hàng. Mỗi niêu cá chứa đựng nhiều gia vị, trong đó có hương vị đặc trưng riêng khác với các nơi khác.Tuổi đã cao, tôi chỉ mong muốn lớp trẻ sau này học hỏi đàn anh trước giữ lấy lửa ấm cho bếp, giữ lấy hồn cốt làng Đại Hoàng”, cụ Trần Duy Thế nói.

 

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem