Sau bài viết “Sau Tết, cả ngàn bánh chưng vào...
thùng rác”, rất nhiều độc giả của Dân Việt đều cho rằng đó là hành động vô cùng
lãng phí. Tuy nhiên, mâm cỗ cúng gia tiên ngày Tết không thể thiếu bánh chưng,
dưa hành, giò…, một số độc giả đã hiến “kế” khá thú vị để vừa đảm bảo mâm cỗ
ngày Tết đúng theo cổ truyền của dân tộc, vừa tránh tình trạng lãng phí, đổ bỏ.
Mâm cỗ với quá nhiều món, đĩa nào cũng đầy ú ụ khiến nhiều nhà không ăn hết, dẫn đến đổ bỏ, phí phạm. Ảnh: Nguồn Internet
Chuyện thực phẩm thừa, ôi thiu, mốc hỏng sau Tết những
năm gần đây trở thành nỗi lo lớn của các bà nội trợ bởi vứt đi thì tiếc, nhưng
giữ lại ăn thì lo độc hại, bệnh tật, ảnh hưởng đến sức khỏe của các thành viên
trong gia đình.
Mặc dù biết rõ như vậy nhưng để mâm cỗ cúng gia tiên
phải đủ đầy và hoành tráng, nhiều nhà vẫn có thói quen mua nhiều đồ, nấu nhiều,
ép nhau ăn, đến khi không thể cố thì thức ăn đành bỏ vào thùng rác.
Nhiều cư
dân mạng xót của cho rằng, việc đổ thực phẩm vào thùng rác là hành động vô cùng
lãng phí. Vì vậy, việc làm thế nào để mâm cỗ cúng gia tiên vẫn đầy đủ, lại
không gây thừa thãi, phí phạm trở thành đề tài “hot” sau Tết, được cư dân mạng
bàn luận sôi nổi.
Độc giả littlebud cho rằng: “Tết là dịp lãng phí khủng khiếp trong năm. Nhà giàu đã vậy,
nhà nghèo cũng vậy nốt. Phần nhiều là do những tập tục còn tồn tại bao đời nay.
Nhiều nhà chỉ có đôi ba người (hoặc nhà ít người, hoặc con cháu đi du lịch hết)
nhưng vẫn giữ nguyên những thói quen như làm cỗ cúng đêm giao thừa, cỗ cúng đủ
3 ngày Tết. Mâm cỗ nào cũng có gà cúng, cũng đĩa nọ bát kia. Người ăn chẳng có,
Tết nhất người ta cũng không ăn đồ thừa của nhau nên đổ đi là việc không tránh
khỏi. Chừng nào bỏ được những tập tục cúng bái mâm cao cỗ đầy này thì chừng đó
mới giảm lãng phí được”.
Sau Tết, gia đình bạn có phải vứt bỏ thức ăn thừa?
|
Độc giả
Nhim1234 trên diễn đàn
Webtretho bật mí: “Nhà mình năm nay không mua bánh kẹo mà
chỉ mua trái cây. Khách tới là gọt cam, táo, lê, ai cũng ăn hết sạch lại rất
thích. Nhà có con nít nên cũng ko ăn hạt hương dương, bí,... gì hết. Mình thấy
cách này khá ổn”.
Độc giả Decorator
hiến kế: “Mình chỉ cúng các cụ đơn giản đĩa xôi với con gà, cả hôm giao
thừa và hôm tiễn chân ông vải đều thế cả. Bánh chưng thì chồng mình chủ trương
tự gói vì muốn cho con có không khí Tết cổ truyền nên gói 4 bánh, nhà mình thờ 2
chiếc, biếu bố mẹ 2 chiếc, gói thêm 4 cái bánh dài bé tí cho lũ trẻ, mỗi đứa 1
cái. Đến hôm mồng 4 đã hết sạch lấy đâu ra thừa đổ đi”.
Một thành
viên khác có nickname BambinoEmily bày cách: “Thấy các mẹ kêu nhà nào cũng thừa chả giò, vậy sao không lấy
chả giò, gà luộc sẵn có đấy, làm thành bát bún thang, mấy thứ linh tinh còn lại
cứ thành các loại bún khác nhau, vậy là tổng kết hết thôi”.
Độc giả gdnhaga
cho rằng, ngày Tết, tất cả các món chỉ nên làm ít, gọi là “ví dụ”: “Nếu không
ăn thì mỗi món làm ít lại, ví dụ gọi là thôi, đồ cúng cũng vậy, mỗi món một
đĩa, bát bé tẹo, xong thì chia nhau ăn luôn, đỡ bỏ đi, vừa phí phạm vừa mang
tội. Tết này nhà mình chủ yếu ăn cá và rau, còn thịt heo hay gà, bánh chưng,
măng thì chỉ có một tí xíu để cúng”.
Thành viên
alone4rever hóm hỉnh :“Giờ cỗ bàn vẫn mẹ em hoặc mẹ chồng em làm nên thôi chứ
sau này chắc em chỉ làm mấy bánh chưng cỡ... 2 bao diêm cho có không khí thôi,
nhìn cũng xinh xinh mà bóc là ăn hết ngay”.
"Tết em chỉ làm bún cuốn, bún chả nem. Có khách thì làm 2 con cá to, đầu lòng đuôi bỏ nấu dấm dứa. Mình hấp cuộn gừng, chuối xanh, dứa...., một miếng gỡ ra nấu cháo. Chưa ai dám chê, mùng 3 đã mua đậu với dạ dày về ăn rồi. Chắc sang năm khỏi thắp hương bánh chưng, mong các cụ thông cảm, thắp hương xong bánh mốc trắng, con ghê lắm", thành viên taiuong hài hước.
Vân Nga (tổng hợp) (Vân Nga (tổng hợp))
Vui lòng nhập nội dung bình luận.