Chuyện văn nghệ sĩ từ bỏ cuộc sống phồn hoa, mang bút - cọ - màu lên đường làm chiến sĩ

Hà Tùng Long Thứ sáu, ngày 24/02/2023 16:23 PM (GMT+7)
Sáng 24/2, tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam đã diễn ra lễ khai mạc triển lãm “Nghệ sĩ là chiến sĩ”, nhân kỷ niệm 80 năm ra đời Đề cương văn hóa Việt Nam (1943-2023).
Bình luận 0

Nhân kỷ niệm 80 năm ra đời Đề cương văn hóa Việt Nam (1943 - 2023), Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam tổ chức trưng bày chuyên đề "Nghệ sĩ là chiến sĩ". Triển lãm góp phần tôn vinh và tri ân các thế hệ họa sĩ, những người đã sử dụng bút vẽ, bảng màu làm vũ khí, đem năng lực, nhiệt huyết, sự hy sinh để cống hiến cho Tổ quốc và dân tộc.

80 bức ảnh kể chuyện văn nghệ sĩ từ bỏ cuộc sống phồn hoa lên đường làm chiến sĩ - Ảnh 1.

Đại diện các ban, bộ, ngành cắt băng khai mạc triển lãm "Nghệ sĩ là chiến sĩ". Ảnh: Nam Nguyễn.

Triển lãm "Nghệ sĩ là chiến sĩ" nằm trong tuần lễ kỷ niệm 80 năm Đề cương văn hóa Việt Nam, thể hiện sự hưởng ứng, vận động và chuyển biến về nhận thức, tư tưởng của giới văn nghệ sĩ, từ bỏ cuộc sống chốn phồn hoa, đô thị để tham gia vào sự nghiệp giải phóng dân tộc, dũng cảm nhận trách nhiệm xây dựng và phát triển nền văn hóa mới Việt Nam.

TS. Nguyễn Anh Minh, Giám đốc Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam cho biết: “Để hưởng ứng Đề cương văn hóa của Đảng, các văn nghệ sĩ đã chuyển biến tích cực về nhận thức tư tưởng. Họ rời xa cuộc sống chốn phồn hoa đô thị để tham gia vào sự nghiệp giải phóng dân tộc, dũng cảm nhận trách nhiệm xây dựng và phát triển nền văn hóa mới Việt Nam. 

Từ mọi miền đất nước, các nghệ sĩ đã đi theo cách mạng, tắm mình trong thực tiễn, trực tiếp cầm bút và cầm súng chiến đấu; người nghệ sĩ là chiến sĩ trên mặt trận văn hóa, tư tưởng. Họ vẽ tranh, tổ chức triển lãm, làm báo, tuyên truyền, dạy mỹ thuật, hay trực tiếp tham gia chiến đấu; lấy nhiệm vụ phụng sự Tổ quốc, hạnh phúc của nhân dân làm niềm cảm hứng, làm đề tài sáng tác…”.

Theo lãnh đạo Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, với việc sử dụng nhiều loại giấy có trong thời điểm đó, bằng các kỹ thuật ký họa chì, mực, vẽ màu nước, bột màu, in… các họa sĩ đã thể hiện sự hăng say, sáng tạo trong hành trình làm chiến sĩ, thể hiện niềm tin, sự quyết tâm gánh vác trọng trách của đất nước.

80 bức ảnh kể chuyện văn nghệ sĩ từ bỏ cuộc sống phồn hoa lên đường làm chiến sĩ - Ảnh 2.

Tác phẩm "Bộ đội nghỉ trong hang" của họa sĩ Tô Ngọc Vân. Ảnh: Nam Nguyễn.

Triển lãm "Nghệ sĩ là chiến sĩ" tôn vinh và tri ân các thế hệ họa sĩ, những người đã sử dụng bút vẽ, bảng màu làm "vũ khí", đem năng lực, nhiệt huyết và sự hy sinh để cống hiến cho Tổ quốc và dân tộc Việt Nam.

Triển lãm giới thiệu 80 tác phẩm từ bộ sưu tập của Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, được sáng tác từ năm 1945 đến 1954 trên chất liệu giấy của 30 tác giả thuộc các thế hệ họa sĩ đầu tiên của nền mỹ thuật Việt Nam, trong đó có 22 họa sĩ mỹ thuật Đông Dương. Từ những người con của mọi miền đất nước, các họa sĩ đã trở thành chiến sĩ trên mặt trận văn hóa.

80 bức ảnh kể chuyện văn nghệ sĩ từ bỏ cuộc sống phồn hoa lên đường làm chiến sĩ - Ảnh 3.

Triển lãm giới thiệu 80 bức tranh với nhiều chủ đề của nhiều tác giả. Ảnh: Nam Nguyễn.

Họ vẽ tranh, tổ chức triển lãm, làm báo, tuyên truyền, dạy mỹ thuật, hay trực tiếp tham gia chiến đấu; lấy nhiệm vụ phụng sự Tổ quốc, hạnh phúc của nhân dân làm niềm cảm hứng, đề tài sáng tác. Hòa mình và tham gia vào những đoàn quân Nam tiến, dân công, Hội Văn hóa Cứu quốc, Thanh niên cứu quốc, bộ đội, du kích… người nghệ sĩ - chiến sĩ đã kịp thời ghi lại những hình ảnh chân thực, giàu cảm xúc về lòng yêu nước, tinh thần đoàn kết, ý chí quyết chiến quyết thắng, thi đua tăng gia sản xuất, truyền thống hiếu học của đồng bào và quân dân cả nước.

Trong triển lãm có nhiều tác phẩm như: Dao găm rèn cho du kích (1945, Nguyễn Hiêm); Làm kíp lựu đạn (1947, Nguyễn Đỗ Cung); Kéo bễ lò rèn (1951, Trần Văn Cẩn); Đoàn kết chống xâm lăng (1947, Văn Giáo); Du kích Bến Tre (1948, Diệp Minh Châu); Dân công kháng chiến (1948, Lê Quốc Lộc); Bộ đội nghỉ trong hang (1951, Tô Ngọc Vân); Lội suối (1952, Nguyễn Trọng Hợp); Tay bừa tay súng (1954, Huỳnh Văn Thuận); Đi cấy (1954, Nguyễn Văn Tỵ); Bộ đội và thiếu nhi (1950, Nguyễn Thị Kim)…

img
img

Các tác phẩm hội họa thể hiện tinh thần chiến sĩ của nhiều thế hệ họa sĩ, nghệ sĩ. Ảnh: Nam Nguyễn.

Đặc biệt, triển lãm giới thiệu bộ tranh địch vận của hoạ sĩ Lương Xuân Nhị, một trong những tác phẩm kinh điển của thể loại tranh cổ động độc đáo của Mỹ thuật Việt Nam. “Hy sinh tuổi trẻ để giải phóng Tổ quốc bạn thì thật đẹp, nhưng phục vụ lợi ích thực dân thì thật điên rồ!”, thông điệp của bộ tranh chuyển tải.

Họa sĩ Lương Xuân Đoàn - Chủ tịch Hội Mỹ thuật Việt Nam bày tỏ: “Thực sự xúc động khi chúng ta có mặt tại đây, nhìn lại một giai đoạn khó quên của lịch sử dân tộc. Đây là  những tạo tác  đẹp đẽ đầu tiên, đẹp nhất cho nền nghệ thuật tạo hình cách mạng Việt Nam, ngay từ năm 1945, các nghệ sĩ đến với cách mạng, sẵn sàng  phục vụ cách mạng.

Sự có mặt của các họa sĩ thế hệ vàng của mỹ thuật Đông Dương, những họa sĩ tham gia kháng chiến trong hoàn cảnh khó khăn, bằng mọi chất liệu đã sáng tác nên những tác phẩm kinh điển để hôm nay, mỗi chúng ta lại được nhìn lại những nét vẽ đầy xúc cảm được hoàn thành trên những trang giấy nhỏ…”.

Một số hình nh trong triển lãm:

Chuyện văn nghệ sĩ từ bỏ cuộc sống phồn hoa lên đường đô thị lên đường làm chiến sĩ - Ảnh 5.

Các đại biểu tham quan triển lãm và nghe thuyết trình về các tác phẩm. Ảnh: Nam Nguyễn.

Chuyện văn nghệ sĩ từ bỏ cuộc sống phồn hoa lên đường đô thị lên đường làm chiến sĩ - Ảnh 6.

Triển lãm tái kể câu chuyện về một thời hào hùng và anh dũng của các nghệ sĩ - chiến sĩ. Ảnh: Nam Nguyễn.

80 bức ảnh kể chuyện văn nghệ sĩ từ bỏ cuộc sống phồn hoa lên đường làm chiến sĩ - Ảnh 5.

Du khách nước ngoài tham quan triển lãm. Ảnh: Nam Nguyễn.

Chuyện văn nghệ sĩ từ bỏ cuộc sống phồn hoa lên đường đô thị lên đường làm chiến sĩ - Ảnh 8.

Du khách say sưa ngắm các tác phẩm trong triển lãm. Ảnh: Nam Nguyễn.

Chuyện văn nghệ sĩ từ bỏ cuộc sống phồn hoa lên đường đô thị lên đường làm chiến sĩ - Ảnh 9.

"Lớp học bổ túc ở Quảng Nam" của họa sĩ Văn Giáo, vẽ năm 1948. Tác phẩm thể hiện sự hưởng ứng phong trào bình dân học vụ. Trước đó, tháng 9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký sắc lệnh thiết lập Nha Bình dân học vụ, hạn trong sáu tháng các làng và thị trấn đều phải có ít nhất một lớp bình dân, cưỡng bách học chữ quốc ngữ trên toàn quốc. Ảnh: Nam Nguyễn.

Chuyện văn nghệ sĩ từ bỏ cuộc sống phồn hoa lên đường đô thị lên đường làm chiến sĩ - Ảnh 10.

Tác phẩm "Lớp học bình dân làng Bền" của họa sĩ Trần Văn Cẩn và "Cầm đuốc đi học" của họa sĩ Tô Ngọc Vân. Ảnh: Nam Nguyễn.

80 bức ảnh kể chuyện văn nghệ sĩ từ bỏ cuộc sống phồn hoa lên đường làm chiến sĩ - Ảnh 6.

Triển lãm "Nghệ sĩ là chiến sĩ" tôn vinh và tri ân các thế hệ họa sĩ, những người đã sử dụng bút vẽ, bảng màu làm "vũ khí", đem năng lực, nhiệt huyết và sự hy sinh để cống hiến cho Tổ quốc và dân tộc Việt Nam. Ảnh: Nam Nguyễn.

80 bức ảnh kể chuyện văn nghệ sĩ từ bỏ cuộc sống phồn hoa lên đường làm chiến sĩ - Ảnh 7.

Tác phẩm "Vệ quốc quân" của họa sĩ Phan Xã An. Ảnh: Nam Nguyễn.

 

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem