Clip: Từ rừng xuống hồ "khổng lồ" nuôi cá đặc sản, thu cả trăm triệu

Thuần Việt Thứ hai, ngày 30/12/2019 06:35 AM (GMT+7)
Với 15 lồng cá đặc sản như cá lăng, cá trắm đen, mỗi năm ông Nguyễn Văn Thuật ở xóm Tráng, xã Bình Thanh, huyện Cao Phong, tỉnh Hòa Bình thu lãi cả trăm triệu đồng mỗi năm.
Bình luận 0

Bè cá của ông Thuật nằm giữa lòng hồ thủy điện Hòa Bình. Muốn ra đó phải chạy thuyền máy. Ông Thuật vốn là người quê ở Ứng Hòa (Hà Nội) đã lên xứ Mường làm công nhân nông trường để trồng rừng. Suốt nửa đời người gắn bó với cây, với rừng mà cuộc sống của ông vẫn còn gặp nhiều khó khăn. 

img

Ông Thuật hiện có 15 lồng cá. Sau 3 năm chuyển từ rừng xuống hồ nuôi cá, ông Thuật đã dần nắm được kĩ thuật nuôi cá trên lòng hồ thủy điện Hòa Bình. 

Cách đây 3 năm, ông Thuật đã mạnh dạn rời rừng xuống lòng hồ thủy điện nuôi cá lồng. "Ngày đầu bỡ ngỡ, tôi cũng phải nhờ anh em nuôi cá có kinh nghiệm đến chỉ đạo, giúp đỡ. Nhờ chịu khó học hỏi, nên tôi cũng dần dần nắm được kỹ thuật nuôi cá lồng", ông Thuật chia sẻ. 

img

Đàn cá lăng đặc sản khỏe mạnh được ông Thuật cho ăn tỏi để phòng bệnh. 

Hiện ông Thuật có 15 lồng cá, gồm các loại cá như lăng, trắm đen và trắm cỏ. Mỗi lồng cá được ông chăng lưới và cột vào bộ khung sắt chắc chắn. Theo ông Thuật 1 lồng cá có thể nuôi được 1.000 con cá lăng. Sau 1 năm, cá lăng có thể đạt trọng lượng 3-5kg/con. Với giá bán như hiện tại là 80.000đ/kg, một lồng cá có thể thu trên 200 triệu đồng. Trừ hết chi phí, mỗi lồng cá, tôi thu được khoảng 20 triệu đồng. 

img

Theo ông Thuật mỗi bè cá, ông nuôi được 1.000 con cá lăng. 

Cá nuôi trên lòng hồ thủy điện Hòa Bình lớn nhanh và cho chất lượng thịt thơm ngon. Hơn nữa chúng mắc ít bệnh. Ông Thuật thường cho chúng ăn tỏi thường xuyên để phòng bệnh. Nhờ vậy mà đán cá luôn khỏe mạnh và lớn nhanh. 

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem