Nhiều người chỉ ăn phần củ của cây khoai lang, còn bỏ đi phần lá. Lá khoai lang là bộ phận ăn được, có thể chế biến thành rất nhiều món ngon, đặc biệt là món ngọn rau lang xào tỏi. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng chỉ ăn lá non trên mặt đất của thân cây khoai lang.
Lá khoai lang có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, phòng bệnh tiểu đường, tim mạch,… Vì vậy hãy tận dụng nó chế biến thành món ăn vừa ngon vừa bổ, đừng bỏ đi.
2. Bồ công anh
Loại rau này có tác dụng thanh nhiệt, giải độc nên được rất nhiều người ưa chuộng. Bên cạnh đó, nó còn rất giàu protein và các nguyên tố vi lượng khác.
Bồ công anh thường được dùng để thanh nhiệt khử trùng, tiêu sưng và lợi tiểu, và còn được gọi là “kháng sinh tự nhiên”.
Phương pháp chế biến loại rau “đại bổ” này là xào, nấu canh hoặc phơi khô pha trà.
3. Rau sam
Dược điển Trung Quốc ghi rằng nó có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, làm mát máu và cầm máu, dùng chữa bệnh lỵ, sưng tấy, chàm, rắn cắn, phân ra máu, trĩ, ho ra máu,...
Phân tích các thành phần của nó cho thấy rằng, loại rau này chứa rất nhiều thành phần có lợi, bao gồm polyphenol, axit hữu cơ, ancaloit, polysaccharid,… Nó có tác dụng kháng khuẩn, chống oxy hóa, chống lão hóa, giảm đau và chống viêm.
4. Cây rau tề
Loại cây này mọc nhiều ở các nước ôn đới. Ở Việt Nam, cây rau tề mọc hoang ở các tỉnh vùng cao như Lào Cai, Cao Bằng, Lạng Sơn,…. Các bộ phận của loại rau này được dùng để làm thuốc, điều trị các vấn đề về tim mạch, bàng quang, điều trị khi chảy máu,…
Có thể chế biến rau tề bằng cách nấu canh, ép nước uống, xào làm thức ăn hoặc làm nhân bánh.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.