Cứu người ngạt khí sinh học thế nào?

Thứ tư, ngày 20/04/2011 16:09 PM (GMT+7)
(Dân Việt) - NTNN trao đổi với PGS-TS Hoàng Kim Giao - Cục trưởng Cục Chăn nuôi, Phó Chủ tịch Hiệp hội Khí sinh học VN về những biện pháp đầu tiên nhằm cứu sống người bị ngạt khí sinh học (KSH).
Bình luận 0
img
PGS-TS Hoàng Kim Giao - Cục trưởng Cục Chăn nuôi, Phó Chủ tịch Hiệp hội Khí sinh học VN

Ông Giao cho biết: KSH nói chung không độc nhưng không duy trì sự sống nên gây ngạt. Trong thành phần của KSH, mêtan (CH4) chiếm hàm lượng lớn. CH4 có thể chiếm chỗ của ôxy, đặc biệt là những khoảng không gian kín. Khi hàm lượng ôxy dưới 19,5% sẽ gây ngạt.

Ngoài ra, trong thành phần KSH có khí hydrô sunfua (H2S) có mùi trứng thối. Nếu hàm lượng khí này cao thì KSH cũng độc hại, gây choáng váng, đau đầu. Hít thở trong môi trường có nồng độ KSH cao và trong thời gian nhất định sẽ bị ngạt và tử vong.

Thưa PGS, có cách nào để vận hành, sửa chữa một cách an toàn khi công trình KSH có sự cố?

- Trước tiên phải tháo và nhấc nắp ra khỏi bể. Đợi cho KSH thoát ra hết. Có thể quạt không khí vào bể để đẩy KSH ra. Kiểm tra lại sự an toàn của không khí bằng cách thả một con vật vào trong bể (gà chẳng hạn) trong khoảng 5-10 phút, nếu con vật vẫn sống thì người có thể xuống.

Khi xuống làm việc trong bể phải có người ở trên theo dõi và buộc dây an toàn để khi có sự cố thì kịp thời kéo lên khỏi bể. Cần đặc biệt lưu ý là không hút thuốc lá hay bật lửa bên cạnh công trình KSH vì rất dễ gây cháy nổ.

Người bị ngạt KSH sẽ có biểu hiện thế nào, thưa PGS?

- Người bị ngạt thở do khí độc và do tắc đường hô hấp thường có biểu hiện hoạt động hô hấp ngừng hoàn toàn, lồng ngực, thành bụng bất động. Nạn nhân nằm im, không tỉnh, sắc mặt trắng nhợt nhạt hoặc tím tái, chi giá lạnh, tim ngừng đập hoặc đập yếu, không sờ thấy mạch.

Cách sơ cứu người bị ngạt KSH như thế nào là hiệu quả?

- Để cứu sống họ, cần làm ngay và khẩn trương việc nới lỏng hoặc tháo bỏ quần áo, các dây nịt; sau đó làm hô hấp nhân tạo càng sớm càng tốt, kiên trì cho đến khi hô hấp tự nhiên được hồi phục. Có trường hợp phải làm 1-2 giờ. Giữ vững nhịp độ hô hấp nhân tạo 15-20 lần/phút, kết hợp bóp tim ngoài lồng ngực nếu tim ngừng đập. Nên làm ở chỗ thông thoáng khí, ấm, hạn chế người xúm quanh.

Những việc đồng thời làm cùng với hô hấp nhân tạo bao gồm: Chà xát mạnh khắp người nạn nhân, xoa dầu cao chống lạnh (nếu có), sưởi ấm, tiêm thuốc trợ tim (nếu có điều kiện). Tuyệt đối không vận chuyển người bị ngạt về tuyến sau khi hô hấp tự nhiên chưa hồi phục.

Xin cảm ơn PGS!

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem