Cựu Tổng Giám đốc Ngân hàng Đông Á Trần Phương Bình tiếp tục bị đề nghị truy tố: Sai phạm hàng ngàn tỷ đồng

Chinh Hoàng Thứ ba, ngày 10/01/2023 14:50 PM (GMT+7)
Cơ quan CSĐT Bộ Công an thông tin, ông Trần Phương Bình (Tổng giám đốc Ngân hàng TMCP Đông Á (DAB) đã ký duyệt cho 5 công ty thuộc nhóm M&C vay tổng số 18 khoản. Tuy nhiên, các khoản tiền này dược xác định sử dụng tiền trái mục đích, những sai phạm này khiến ông Bình và 7 người khác gây thiệt hại trên 5.500 tỷ đồng.
Bình luận 0

Ngân hàng TMCP Đông Á (DAB) cho 5 công ty vay với số tiền "khủng"

Trong vụ án này, gồm có 7 người bị CSĐT Bộ Công an đề nghị truy tố khung hình phạt mức 12 – 20 năm tù. Theo CSĐT Bộ Công an, Ngân hàng TMCP Đông Á (DAB) do ông Trần Phương Bình giữ chức Tổng Giám đốc từ ngày 25/3/1998 đến 20/8/2015, Chủ tịch Hội đồng tín dụng (HĐTD) từ ngày 19/1/2006 đến 20/8/2015. 

Ông Bình và những người liên quan được xác định sai phạm các quy định về hoạt động ngân hàng. Hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng. Đồng thời, ông Bình cho nhóm 5 công ty thuộc nhóm M&C vay 5 khoản với tổng số tiền 1.680 tỷ đồng.

Cựu Tổng giám đốc Ngân hàng Đông Á Trần Phương Bình tiếp tục bị đề nghị truy tố: Sai phạm hàng ngàn tỷ đồng - Ảnh 1.

Cựu Tổng Giám đốc Ngân hàng Đông Á Trần Phương Bình tiếp tục bị đề nghị truy tố vì đã ký duyệt cho 5 công ty thuộc nhóm M&C vay tổng số 18 khoản thiệt hại đến con số 5.500 tỷ đồng. Ảnh: DV

Kết luận điều tra của vụ án này thể hiện, ngày 5/9/2021, các bị can: Trần Hoài Ân (cựu cán bộ tín dụng DAB Sở giao dịch), Nguyễn Chí Công (cựu Phó phòng Tín dụng) và Nguyễn Đức Tài (cựu Giám đốc DAB Sở giao dịch) lập, ký tờ trình vay dài hạn 400 tỷ đồng của Công ty Ngôi Sao. Sau đó, ông Trần Phương Bình ký duyệt đồng ý cho vay. Theo phương án vay vốn, phía Ngôi Sao nói dùng tiền để góp vốn đầu tư xây dựng, khai thác kinh doanh dự án 7,6ha tại quận 2, TP.HCM với Công ty Liên Phát.

Cựu Tổng giám đốc Ngân hàng Đông Á Trần Phương Bình tiếp tục bị đề nghị truy tố: Sai phạm hàng ngàn tỷ đồng - Ảnh 2.

Các bị liên quan vụ đại án DongA Bank gây thiệt hại hơn 8.000 tỷ đồng trong đó có ông Trần Phương Bình, cựu Phó Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc, Chủ tịch Hội đồng tín dụng (HĐTD) DongA Bank. Ảnh: DV

Tuy nhiên, kết luận điều tra nêu sau khi nhận tiền, Công ty Liên Phát không dùng để đầu tư vào dự án như phương án vay vốn, mà sử dụng tiền để trả nợ, rút tiền mặt và chuyển hơn 51 tỷ đồng cho ông Trương Quốc Phục.

Tính đến ngày 24/5/2022, khoản vay 400 tỷ đồng trên vẫn còn dư nợ với số tiền lãi là trên 826 tỷ đồng. Tiếp đó, từ tháng 9 đến tháng 12/2012, DAB tiếp tục cho Công ty Liên Phát vay 400 tỷ, Công ty Phát Vạn Hưng vay 410 tỷ, Công ty Biển Bạc vay 380 tỷ, Công ty Minh Quân vay 90 tỷ. Sau khi được giải ngân, những doanh nghiệp này không dùng tiền như phương án thỏa thuận với nhà băng, mà sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau. 

Cơ quan điều tra xác định DAB Sở Giao dịch, DAB các chi nhánh Phú Nhuận, quận 4 (nay là Phòng giao dịch Nguyễn Tất Thành), quận 9 (nay là chi nhánh Thủ Đức) đã cho 8 cá nhân và 5 công ty thuộc nhóm M&C vay tổng số 18 khoản, với tổng số tiền cho vay là trên 2.100 tỷ đồng.

Sau đó, các bên vay sử dụng hơn 1.200 tỷ đồng cho mục đích kinh doanh; gần 923 tỷ đồng trả nợ cho chính 18 khoản vay này và 6,3 tỷ đồng trả nợ cho 4 khoản vay khác. Hành vi của ông Bình bị xác định gây thiệt hại cho DAB tổng số tiền trên 5.500 tỷ đồng (gồm số tiền gốc và gần 3.700 tỷ đồng tiền lãi).

Toàn nợ khó và không có khả năng thu hồi

Ngày 23/7/2015, Cơ quan Thanh tra giám sát Ngân hàng Nhà nước có kết luận thanh tra nêu nhiều sai phạm xảy ra tại DAB như: Tổng dư nợ là 20.233 tỷ đồng, trong đó 123 khách hàng dư nợ tổng số tiền 19.644 tỷ đồng, tập trung chủ yếu vào 9 nhóm khách hàng và cá nhân liên quan. Trong đó có 7.960 tỷ đồng là nợ khó thu hồi và trên 5.600 tỷ đồng là nợ không có khả năng thu hồi.

Quá trình điều tra, ông Bình khai năm 2008, bị can Phùng Ngọc Khánh (cựu Tổng giám đốc Công ty CP M&C) gặp khó khăn về tài chính, không có tiền để trả gốc và lãi cho các khoản vay đến hạn của các công ty thuộc nhóm M&C. Để đảm bảo DAB không bị tỷ lệ nợ quá hạn quá cao, ông Bình đã yêu cầu Khánh tiếp tục vay để có tiền trả nợ cho các khoản vay đến hạn.

Sau đó, ông Khánh đã đồng ý và chủ động đưa pháp nhân các công ty thuộc nhóm M&C ký hợp đồng vay vốn tại DAB để trả nợ. 

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem