Đại án tại VNCB: Phạm Công Danh chỉ đạo bằng mọi cách phải có tiền

Hữu Ký Thứ năm, ngày 21/07/2016 21:39 PM (GMT+7)
Trong phiên tòa chiều 21.1, HĐXX đã tiến hành xét hỏi các bị cáo có hành vi giúp sức cho Phạm Công Danh thực hiện gây thất thoát cho VNCB hơn 9.000 tỷ đồng.
Bình luận 0

Các bị cáo được Tòa xét hỏi gồm: Phan Thành Mai ( Tổng giám đốc VNCB); Mai Hữu Khương (thành viên HĐQT, Giám đốc VNCB – Chi nhánh Sài Gòn), Nguyễn Quốc Viễn (Trưởng ban Kiểm soát VNCB), Hoàng Đình Quyết (Giám đốc VNCB-Chi nhánh Lam Giang), Bạch Quốc Hào (nguyên Giám đốc Công ty Quản lý nợ và khai thác tài sản VNCB – AMC), cùng một số bị cáo khác.

img

Các bị cáo tại phiên tòa sơ thẩm.

Tại đây, các bị cáo đều thừa nhận việc bị truy tố về 2 tội Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng và Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng. Tuy nhiên nhiều bị cáo đề nghị HĐXX xem xét lại một số tình tiết liên quan đến việc giúp sức Phạm Công Danh thực hiện tội phạm bởi đa số đều cho rằng bị Phạm Công Danh chỉ đạo bằng mọi cách phải có tiền để duy trì hoạt động của ngân hàng.

Bị cáo Phan Thành Mai cho biết thời điểm ông về làm việc tại ngân hàng Đại tín (sau đổi thành VNCB) thì hoạt động ngân hàng này gặp nhiều khó khăn. Ngân hànglỗ lũy kế khoảng 8.000 tỷ, vốn thực khoảng 2.000 tỷ, số dư nợ khoảng 13.000 tỷ trong đó hơn 90% là nợ khó đòi, không có khả năng thu hồi. Mỗi năm ngân hàng lỗ khoảng 2.000 đến 2.500 tỷ do chệnh lệch giữa khoản lãi phải trả với khoản vay khó đòi.

Nhưng “điều sốc nhất” bị cáo này cho biết là khoản tiền chăm sóc khách hàng quá lớn. Bị cáo thừa nhận đây là việc làm sai quy định nhưng là luật bất thành văn. Các ngân hàng thời điểm đó đều phải làm vậy, phải cạnh tranh nhau về lãi suất để thu hút khách hàng. Nhưng con số như thế nào thì bị cáo không được rõ, vì không được giao chi phí chăm sóc khách hàng. Chỉ biết rằng việc trả chi phí chăm sóc khách hàng không hề có hóa đơn, chi phí này tùy thuộc vào số tiền gửi.

img

Các bị cáo bị dẫn giải ra xe sau khi kết thúc phiên tòa.

Chưa hết, điều bị cáo này sốc hơn nữa là trong năm 2013 có chi nhánh ở Miền Trung rút 25 tỷ đồng nhưng chi nhánh không có tiền trả, toàn hệ thống ngân hàng phải huy động 3 ngày mới lo đủ số tiền. Trước tình hình khó khăn của ngân hàng, bị cáo Phạm Công Danh phải bỏ tiền túi ra để đảm bảo cho ngân hàng hoạt động. Sau khi hết tiền, không còn cách nào khác phạm công danh chỉ đạo phải tìm mọi cách để duy trì hoạt động ngân hàng. Do đó việc tái cơ cấu ngân hàng, nâng vốn điều lệ được đặt ra, nhưng ở thời điểm đó vốn điều lệ ít nhất cần 3.000 tỷ nên lãnh đạo VNCB dùng tiền của các cổ đông để nâng vốn điều lệ.

Trong khi đó các bị cáo Khương, Quyết, Viễn đều thừa nhận VNCB thời điểm đó gặp rất nhiều khó khăn. Ngân hàng đang chịu sự giáp sát của ngân hàng nhà nước và tình hình hoạt động rất căng thẳng.Riêng bị cáo Viễn được Phạm Công Danh nhờ đứng tên tài khoản 358 tỷ, được vay từ BIDVđểbỏ vào VNCB. Ngoài ra còn có hàng chục người khác được nhờ đứng tên tài khoản để huy động tiền của các ngân hàng khác chuyển vào VNCB, giúp VNCB nâng vốn điều lệ lên. Tại phiên tòa, một số bị cáo cho biết họ chỉ được nhờ đứng tên tài khoản, và chuyển tiền, còn việc sử dụng tiền như thế nào thì không được biết.

Ngày hôm nay (22.7) phiên tòa tiếp tục với phần xét hỏi.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem