“Địa chấn” gần thủy điện Đồng Nai 2 vẫn lan rộng

Thứ tư, ngày 23/10/2013 16:46 PM (GMT+7)
Trong nhiều ngày qua, người dân ở đường xã Tân Nghĩa, huyện Di Linh (Lâm Đồng) luôn trong cảnh nơm nớp lo sợ nhà cửa có thể đổ sập bất cứ lúc nào vì cơn “địa chấn” gần dự án Thủy điện Đồng Nai 2 khoảng 200m.
Bình luận 0

Đến nay, 23.10 hiện tượng sụt lún đất gần thủy điện Đồng Nai 2 tiếp tục lan rộng và chưa có dấu hiệu dừng lại.

img
Lãnh đạo huyện Di linh dang khảo sát hiện trường

Ngày 23.10, UBND huyện Di Linh cho biết, hiện tượng sụt lún đất gần thủy điện Đồng Nai 2 tiếp tục lan rộng trên địa bàn thôn Gia Bắc 2 (xã Tân Nghĩa) thêm 20ha và chưa có dấu hiệu dừng lại.

Hiện tượng sụt lún đất gần thủy điện Đồng Nai 2 bắt đầu xảy ra hôm 6.10, sau khi thủy điện Đồng Nai 2 được chặn dòng tích nước vào ngày 21.9; vị trí căn nhà bị sụt lún gần lòng hồ thủy điện Đồng Nai 2 nhất chỉ cách khoảng 300m.

Ban đầu, vết sụt lún chạy dọc từ núi Cổng Trời qua thôn Gia Bắc 2 (xã Tân Nghĩa) đến gần hồ nước thủy điện Đồng Nai 2 dài khoảng 2km.Sau đó, từ vết nứt dọc này đã xuất hiện thêm rất nhiều vết nứt ngang chạy ngang qua nhà dân khiến cho nhiều ngôi nhà bị sụp đổ và nứt toác.

Tính đến ngày 23.10, tại 4 thôn của xã Tân Nghĩa gồm Gia Bắc 2, Lộc Châu 1, 2 và 3 khoảng 70ha cây trồng (chủ yếu là càphê) bị hư hại; có khiến 27 ngôi nhà bị nứt, lún, trong đócó 4 căn nhà đã sụp đổ hoàn toàn, 3 ngôi nhà đang đứng trước nguy cơ bị sụp đổ bất kỳ lúc nào và hơn chục ngôi nhà khác bị ảnh hưởng nghiêng trụ, bong tróc trần…

img
Nhà dân đang tiếp tục sạt lỡ

UBND huyện Di Linh cho biết, trong những ngày qua, huyện đã cử cán bộ xuống cùng UBND xã Tân Nghĩa tiến hành kiểm tra, vận động và di dời các hộ dân có nhà đang có nguy cơ sụp đổ ra khỏi khu vực nhằm đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản cho bà con, hỗ trợ tiền mặt cho bà con (mỗi hộ 5 triệu đồng), yêu cầu UBND xã Tân Nghĩa nhanh chóng bố trí mỗi hộ 6m đất chiều ngang tại sân bóng của xã để dựng nhà tạm, ổn định cuộc sống.

Sau hơn một tuần có mặt tại hiện trường, đoàn kiểm tra của tỉnh cũng chỉ mới ghi nhận “tình trạng sụt lún đất xảy ra sau khi hồ thủy điện Đồng Nai 2 tích nước” chứ chưa đưa ra kết luận chính thức về nguyên nhân của hiện tượng sụt lún này.

Ông Phạm Quang Tường (Phó giám đốc Sở TN&MT) - Trưởng đoàn khảo sát cho rằng cấu tạo địa chất vùng xã Tân Nghĩa liên kết không chặt, bở rời, đất đen lẫn lộn đá núi lửa còn lại nên mùa mưa dễ gây sạt lở.

Theo cán bộ Sở NN&PTNT, có điểm nứt cách mặt hồ thủy điện Đồng Nai 2 (bắt đầu tích nước từ ngày 21.9) chỉ khoảng 100m nhưng muốn biết nguyên nhân cần phải khoan thăm dò địa chất.

Các cơ quan chức năng thống nhất đề xuất UBND tỉnh mời các nhà khoa học khảo sát, tìm hiểu nguyên nhân sụt đất. Trước mắt, huyện Di Linh cần di dời các hộ dân trong vùng nguy hiểm đến nơi an toàn, cắm biển báo nguy hiểm ở khu vực sụt lún đất; cảnh báo người dân cẩn trọng đề phòng bởi tình trạng sụt lún, nứt đất có thể tiếp diễn khi mưa bão kéo dài.

Cũng liên quan đến Nhà máy Thủy điện Đồng Nai 2 bất ngờ chặn dòng làm cho hàng trăm hộ dân thuộc các xã Tân Thanh, Đan Phượng và Liên Hà, huyện Lâm Hà (Lâm Đồng) phút chốc trắng tay, nhà cửa, tài sản, hoa màu… bị nhấn chìm trong biển nước. Ngày 21.10, UBND huyện Lâm Hà cho biết đã có một số buổi làm việc với chủ đầu tư là Công ty cổ phần thủy điện Trung Nam để xác định những thiệt hại của dân sau khi thủy điện Đồng Nai 2 tích nước, để từ đó có kế hoạch hỗ trợ cho dân.

Cao Diên (Cao Diên)
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem