Điểm mặt những cường quốc tàu ngầm châu Á

Thứ hai, ngày 18/11/2013 18:50 PM (GMT+7)
Theo đánh giá của Viện Nghiên cứu Hải quân Mỹ (USNI), việc Việt Nam mua tàu ngầm Hà Nội lớp Kilo vào tuần trước là một trong những sự kiện phản ánh xu hướng các cường quốc Châu Á đang tăng cường sức mạnh hạm đội tàu ngầm trong khu vực hơn nữa.
Bình luận 0
1. Trung Quốc

Với lợi thế là một nền kinh tế mạnh, nước này đang có những bước tiến phát triển lự lượng tàu ngầm về nhiều mặt. Hiện Trung Quốc đang muốn xây dựng hạm đội tàu ngầm với mục tiêu đầu tiên chống tiếp cận và phong tỏa khu vực (anti-access/area denial) trong một chuỗi đảo từ quần đảo Kuril, Nhật Bản, Đài Loan... Mục tiêu thứ hai là để thực thi các yêu sách của Trung Quốc trên biển Đông.

Để làm điều đó, Hải quân Trung Quốc đã thay thế tàu ngầm tên lửa đạn đạo duy nhất lớp Xia (092) bằng 6 tàu ngầm hiện đại lớp Jin (094), nặng 9 nghìn tấn và được trang bị 12 tên lửa đạn dạo JL-2 có phạm vi tác chiến tới 7.200 km và có thể mang được 8 đầu đạn hạt nhân.

Tàu ngầm lớp Song của Trung Quốc
Tàu ngầm lớp Song của Trung Quốc

Đồng thời, thay thế tàu ngầm lớp Hán mắc lỗi kỹ thuật bằng 3 tàu ngầm tấn công hạt nhân thế hệ thứ 2 lớp Shang (093), tải trọng 6 nghìn tấn và có 6 ống phóng ngư lôi cỡ 533mm. Đến nay mới chỉ có 3 tàu ngầm lớp này được sản xuất với sự hỗ trợ của Nga. Tuy nhiên, theo thông tin thì một tàu ngầm lớp Shang (095) cũng đang được phát triển.

Ngoài ra, Trung Quốc cũng đang sở hữu một loạt các tàu ngầm diesel-điện, gồm 9 tàu ngầm lớp Yuan (041) có tải trọng 2.400 tấn và 14 tàu ngầm lớp Song (039) nhỏ hơn có tải trọng 2.200 tấn được sản xuất ở trong nước. Cả hai tàu ngầm này đều được trang bị 6 ống phóng ngư lôi cỡ 533mm.

Không chỉ vậy, Trung Quốc còn đang vận hành 10 tàu ngầm Kilo cải tiến được mua từ Nga, và đầu năm nay nước này đặt mua thêm 4 chiếc tàu ngầm Lada nữa. Vì những chiếc tàu ngầm lớp Yuan được sản xuất trong nước có hiệu suất hoạt động không được như Trung Quốc mong muốn.

2. Nga

Hạm đội Thái Bình Dương của Nga cho thấy sự suy giảm lực lượng tàu ngầm của hải quân Liên Xô cũ, thậm chí là của cả Nga hiện nay. Tất cả các tàu ngầm của Hạm đội này đều được đóng vào thế kỷ 20, đa số là vào những năm 1980.

Tàu ngầm Borey của Nga
Tàu ngầm Borey của Nga

Tuy nhiên, trong tương lai 4 tàu ngầm tên lửa đạn đạo lớp Borey mới dự kiến sẽ được giao cho Hạm đội Thái Bình Dương để thay thế tàu ngầm Delta III. Tàu ngầm lớp Borey có tải trọng 19.400 tấn và được trang bị 6 ống phóng ngư lôi 533mm, 16 tên lửa đạn đạo SS-N- 32 Bulava từ tàu ngầm phóng tên lửa đạn đạo. Tuy nhiên, Bulava hiện đang gặp rất nhiều trục trặc kỹ thuật với hơn một nửa lần thử nghiệm thất bại.

Hạm đội Thái Bình Dương còn có 4 tàu ngầm tên lửa Oscar, tải trọng mỗi chiếc 14.500 tấn, mang theo 24 tên lửa chống tàu SS-N-19, 4 ngư lôi 533mm và 4 ống phóng 650mm có khả năng bắn các loại tên lửa chống tàu SS-N- 16 Stallion và SS-N- 15 Starfish, ngư lôi dẫn đường và ngư lôi siêu hạng Shkval.

Phần lớn lực lượng tàu ngầm tấn công của Hạm đội Thái Bình Dương hiện nay dựa vào 4 tàu ngầm hạt nhân Akula-I, tải trọng mỗi chiếc 8.000 tấn, mang theo 4 ống phóng ngư lỗi 533mm, 4 ống phóng ngư lôi 650mm, có khả năng phóng tên lửa đối đất SS-N-21 Sampson, tên lửa chống tàu ngầm SS-N-15, ngư lôi và mìn.

Cuối cùng, Hạm đội này còn có 7 tàu ngầm loại Kilo chạy bằng điện-diesel, trong đó có 3 tàu ngầm Kilo đã nâng cấp. Tàu Kilo có tải trọng 3.100 tấn, 6 ống phóng ngư lôi 533mm có khả năng phóng tên lửa SS-N-15 hoặc ngư lôi. Tàu cũng có thể mang theo 24 cơ số mìn hoặc thủy lôi.

3. Ấn Độ


Ấn Độ đã cho ra mắt tàu ngầm tên lửa đạn đạo đầu tiên là Arihant. Dựa trên thiết kế tàu ngầm hạt nhân tấn công Akula Nga, Arihant có tải trọng 6.500 tấn, có hầm sâu 10 mét trang bị chứa 4 ống phóng các tên lửa đạn đạo K- 15 Sagarika, 6 ống phóng ngư lôi 533mm hoặc tên lửa chống tàu Klub. Ít nhất Ấn Độ có khoảng 3 loại tàu ngầm này.

Tàu ngầm INS Chakra II của Ấn Độ
Tàu ngầm INS Chakra II của Ấn Độ

Đồng thời Hải quân nước này cũng có một tàu ngầm tấn công Akula-1 (Charkra), tải trọng 9.100 tấn, trang bị vũ khí giống với Arihant. Ban đầu tàu ngầm ngầm này được Nga phát triển gọi là Nerpa trong suốt 15 năm. Hiện nó đang được Ấn Độ thuê trong 10 năm.

Ngoài tàu ngầm hạt nhân, Ấn Độ còn vận hành 10 tàu ngầm loại Kilo của Nga. Trong đó, chiếc có tuổi đời lâu nhất là 30 năm. Trong năm nay, một tàu ngầm Sindhurakshak đã bị phát nổ làm thiệt hại toàn bộ thủy thủ đoàn. Trong khi muốn thay thế những tàu già cỗi như kế hoạch đóng 6 tàu ngầm Scorpente tải trọng 1.700 tấn trang bị ngư lôi và tên lửa Exocet của nước này vẫn bị trì hoãn.

4. Pakistan


Pakistan hiện đang sở hữu 5 tàu ngầm của lớp Agosta của Pháp: 2 chiếc được đóng vào những năm 1970, 3 chiếc còn lại là được nâng cấp từ Agosta 90B. Ba tàu ngầm Agosta 90B nâng cấp có tải trọng trên đất và ngập nước là 1.760 tấn và 2.010 tấn, được trang bị 4 ống phóng ngư lôi 533mm có khả năng phóng ngư lôi và tên lửa Exocet.

Tàu ngầm Agosta 90B của Pakistan
Tàu ngầm Agosta 90B của Pakistan

Đến năm 2014, tất cả 3 chiếc này sẽ được trang bị hệ thống động cơ đẩy không khí độc lập, làm cho chúng trở thành những chiếc tàu ngầm trong số tàu ngầm hiện đại nhất trong khu vực Châu Á.

5. Nhật Bản


Mới đây nước này tuyên bố sẽ thiết lập một hạm đội tàu ngầm có 16-22 chiếc. Gần đây nhất tàu ngầm điện-diesel lớp Soryu đầu tiên (tên gọi: Rồng Đen) đã được ra mắt,còn 8 tàu ngầm loại này sẽ tiếp tục được đóng và ra mắt vào cuối năm nay.

Tàu ngầm Soryu có tải trọng ngập nước 4.200 tấn, là một trong số ít tàu ngầm trong khu vực có hệ thống công nghệ đẩy không khí độc lập từ Thụy Điển. Tàu được trang bị 6 ống phóng ngư lôi 533mm có khả năng phóng tên lửa Harpoon 89 và các loại ngư lôi dẫn đường.

Tàu ngầm Rồng Đen của Nhật Bản
Tàu ngầm Rồng Đen của Nhật Bản

Trong hạm đội tàu ngầm của Nhật Bản còn có 11 tàu ngầm lớp Oyashio, tải trọng 3.600 tấn, trang bị vũ khí giống Sory. Có thể trong tương lai gần, hạm đội tàu ngầm của Nhật sẽ gồm các tàu lớp Soryu, Oyashio và 3 tàu ngầm lớp Harushio tải trọng 2.750 tấn với trang bị vũ khí của các lớp giống hệt nhau.

6. Singapore

Nằm ngay phía nam đến eo biển Malacca, Singapore là một trong những tuyến hàng hải quan trọng nhất trên thế giới. Hiện nước này có 2 tàu ngầm của lớp Archer do Hải quân Thụy Điển đóng.

Mặc dù 25 tuổi, nhưng tàu ngầm lớp Archer đã được tân trang lại bao gồm cả việc bổ sung công nghệ hỗ trợ động cơ đẩy không khí độc lập. Archer có tải trọng 1.600 tấn và 6 ống phóng ngư lôi 533mm, 3 ống phóng ngư lôi 400mm và có thể mang theo 22 cơ số mìn.

 Tàu ngầm lớp Archer của Singapore
Tàu ngầm lớp Archer của Singapore

Ngoài ra, Singapore còn có 4 tàu ngầm của lớp Centurion cũng có nguồn gốc từ Thụy Điển được đóng từ cuối những năm 1960 và vẫn còn hoạt động tốt mặc dù đã hết thời gian phục vụ. Mỗi chiếc có tải trọng 1.400 tấn, 4 ống phóng ngư lôi 533mm và 2 ống phóng ngư lôi 400mm.

7. Bắc Triều Tiên

Trụ cột lực lượng tàu ngầm của nước này là 20 chiếc tàu điện-disel lớp Romeo do Liên Xô thiết kế và Trung Quốc đóng. Hiện nó đang dần được loại bỏ và thay thế bằng tàu ngầm ven biển lớp Sang-O. Đến nay đã có 40 tàu ngầm lớp Sang-O được sản xuất, tải trọng 325 tấn, trang bị 4 ống phóng ngư lôi 533mm và mang theo 16 cơ số mìn.

 Tàu ngầm Yono của Bắc Triều Tiên
Tàu ngầm Yono của Bắc Triều Tiên

Thậm chí một số tàu ngầm lớp này còn được thiết kế theo dạng không có vũ khí dùng để chuyên trở đặc nhiệm của Bắc Triều Tiên. Trong đó một phiên bản ký hiệu K-300 đã được xác nhận vào năm 2011.

Bắc Triều Tiên cũng vận hành 10 tàu ngầm bỏ túi của lớp Yono, tải trọng chỉ 130 tấn, có 2 ống phóng ngư lôi 533mm và được cho là tàu ngầm đã đánh chìm tàu hộ tống Cheonan của Hàn Quốc vào năm 2010.

8. Hàn Quốc

Hàn Quốc có thể tăng gấp đôi số tàu ngầm trong 20 năm tới. Hiện nước này có 9 tàu lớp 209 do Đức và Hàn Quốc sản xuất, có tải trọng 1.300 tấn và trang bị 4 ống phóng ngư lôi 533mm có khả năng bắn ngư lôi và đặt mìn. Một số tàu lớp này còn có khả năng bắn tên lửa Sub Harpoon.

 Tàu ngầm lớp 209 của Hàn Quốc
Tàu ngầm lớp 209 của Hàn Quốc

Ngoài tàu ngầm lớp 209, Hàn Quốc cũng đang đóng 9 tàu ngầm lớp 214, với 3 chiếc lớp 214 sẽ có tải trọng 1.800 tấn và có 8 ống phóng ngư lôi đều có khả năng bắn tên lửa Sub Harpoon. Chương trình tàu ngầm tương lai KSX-III của Hàn Quốc còn dự định phát triển tàu ngầm tải trọng 3.000 tấn vào năm 2020.

9. Việt Nam

Trong tháng 4.2009 Việt Nam đã ký một thỏa thuận với Nga mua 6 tàu ngầm lớp Kilo đã nâng cấp (Dự án 636). Đây cũng sẽ là những tàu ngầm điện-diesel đầu tiên phục vụ cho Hải quân Việt Nam. Trong đó tàu ngầm Hà Nội lớp Kilo có tải trọng 4.000 tấn, gắn 6 ống phóng ngư lôi 533mm có khả năng phóng ngư lôi hoặc tên lửa chống tàu ngầm SS-N-27 (Klub).

Tàu ngầm Kilo của Việt Nam
Tàu ngầm Kilo của Việt Nam

Là chiếc đầu tiên trong số 6 tàu ngầm, tàu ngầm Hà Nội đã được chuyển giao cho Việt Nam vào ngày 07 tháng 11. Chiếc cuối cùng dự kiến sẽ được giao vào năm 2016. Mỗi tàu ngầm còn có thể mang theo 50 cơ số mìn có thể thay thế cho ngư lôi và tên lửa, tạo ra khả năng phong tỏa khu vực rất lợi hại.

10. Malaysia

Malaysia gần đây đã mua 2 chiếc tàu ngầm đầu tiên là tàu Tunku Abdul Rahman và Tun Razak lớp Scorpene, tải trọng 1.740 tấn, có 6 ống phóng ngư lôi 533mm, có khả năng bắn ngư lôi dẫn đường Black Shark và tên lửa chống hạm Exocet.

Tàu ngầm lớp Scorpene của Malaysia
Tàu ngầm lớp Scorpene của Malaysia

Các tàu ngầm do Pháp và Tây Ban Nha thiết kế, tuy không được trang bị hệ thống động cơ đẩy không khí độc lập, nhưng thiết kế của tàu cho phép có thể bổ sung công nghệ này trong tương lai. Được mua kết hợp với kinh phí đào tạo là 1,1 tỷ USD.

Ngoài ra, ở Châu Á, Đài Loan cũng sở hữu 4 tàu ngầm nhưng đều già cỗi. Còn Indonesia cũng sở hữu hai chiếc tàu ngầm song tuổi thọ cũng đều trên 30 năm. Trong khi Thái Lan mới đang dự kiến mua tàu ngầm trong thời gian tới.
Minh Nhân (theo USNI.org) (Minh Nhân (theo USNI.org))
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem