Phó Chủ tịch Trần Văn Vĩnh yêu cầu chính quyền địa phương phải có trách nhiệm trong việc đảm bảo các lò gạch hoạt động theo đúng quy định, đáp ứng các tiêu chuẩn về môi trường và đóng cửa các lò gạch gây ô nhiễm theo lộ trình cụ thể.
Không dây dưa…
Nhân công đang làm việc trong một lò gạch ở TP.Biên Hòa. Ảnh: T.T
Bà Nguyễn Thị Thanh - chủ cửa hàng vật liệu xây dựng (TP.Biên Hòa) tỏ ra lo lắng: “Loại gạch không nung đến nay vẫn còn khá xa lạ với người sử dụng, tôi chưa thấy ai xây nhà đến hỏi mua loại gạch này. Chính tôi cũng không thể biết được chi phí khi xây dựng bằng loại gạch block nhẹ giá sẽ cao hơn gạch nung bao nhiêu và công dụng như thế nào”.
|
Hiện nay, tỉnh Đồng Nai còn 2 lò gạch sử dụng nguyên liệu hóa thạch (ở huyện Long Thành và huyện Vĩnh Cửu). Tỉnh còn có 140 lò gạch dạng lò vòng không sử dụng nguyên liệu hóa thạch, tập trung ở TP.Biên Hòa và các huyện: Long Thành, Trảng Bom, Vĩnh Cửu, Xuân Lộc.
Các lò gạch đất sét nung phần lớn được xây dựng từ năm 2000 với công nghệ là lò thủ công, đến năm 2009 chuyển sang công nghệ lò vòng (Hoffman). Công suất trung bình của mỗi dây chuyền sản xuất từ 5 - 10 triệu viên gạch/năm. Đa số các lò gạch thủ công hiện sử dụng củi, vỏ điều để nung gạch. Tuy nhiên, công đoạn nhóm lò vẫn sử dụng vỏ lốp xe, vải vụn để đốt. Nghiêm trọng hơn, nhiều lò còn sử dụng vải vụn và vỏ lốp xe trong suốt quá trình nung gạch. “Các chủ cơ sở này đều đã cam kết với chính quyền địa phương sẽ không sử dụng những nguyên liệu này, nhưng thực tế họ vẫn dùng, gây ô nhiễm môi trường trầm trọng” - bà Võ Niệm Tường - Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ môi trường cho biết.
Mới đây, khi kiểm tra công tác chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường tại các lò gạch thủ công, Chi cục Bảo vệ môi trường (Sở TNMT) phát hiện trong 140 lò thì chỉ có 60 lò được duyệt cam kết bảo vệ môi trường. 80 lò còn lại hiện vẫn “phớt lờ” không tuân thủ các quy định bảo vệ môi trường.
Là địa phương có số lượng lò gạch thủ công đang hoạt động nhiều nhất với 40 lò, tại buổi làm việc, lãnh đạo TP.Biên Hòa đề xuất UBND tỉnh xin kéo dài thêm thời gian đóng cửa đối với các lò này. Cụ thể, cho phép các lò gạch thủ công tại khu vực xã An Hòa và Long Hưng được hoạt động đến cuối năm 2018. Đối với các lò gạch thủ công tại xã Phước Tân sẽ kéo dài hoạt động đến năm 2020.
Theo bà Nguyễn Thị Lan - chủ doanh nghiệp sản xuất gạch ở TP.Biên Hòa, mỗi tháng doanh nghiệp này sản xuất khoảng 500.000 viên gạch nung.“Theo yêu cầu hết năm 2017 doanh nghiệp tôi sẽ phải ngừng hoạt động. Chúng tôi chấp hành nhưng chỉ mong tỉnh có chính sách hỗ trợ tốt để doanh nghiệp có thể chuyển sang làm gạch không nung” - bà nói.
Dân vẫn còn xa lạ gạch không nung
Như vậy, theo lộ trình thì cuối năm nay hàng loạt lò gạch ở Đồng Nai sẽ đóng cửa (đây cũng là lộ trình của Chính phủ quy định). Sẽ lại xảy ra tình trạng khủng hoảng giá gạch như đã từng ở tỉnh Bình Dương? Theo đó, năm 2015 khi tỉnh Bình Dương đóng cửa các lò gạch, ngay lập tức giá gạch sốt liên tục, đang từ 700 đồng/viên lên hơn 1.000 đồng/viên. Nhiều lò cháy hàng do không đủ cung cấp gạch.
Sở Xây dựng tỉnh Đồng Nai cho biết, mỗi năm tỉnh có nhu cầu sử dụng 1,3 tỷ viên gạch, nhưng hiện gạch không nung chỉ mới sản xuất đượckhoảng 130 triệu viên/năm. Như vậy, để đáp ứng nhu cầu gạch không nung, Đồng Nai phải đầu tư khoảng 60 dây chuyền sản xuất gạch (mỗi dây chuyền có công suất 16-17 triệu viên/năm).
Theo ông Vũ Văn Dũng - Giám đốc Công ty TNHH Nam Kiến (TP.Biên Hòa), về lâu dài sẽ phải chuyển dần sang loại gạch không nung để giảm sử dụng tài nguyên đất và giảm ô nhiễm môi trường, nhưng phải có bước chuyển tiếp hợp lý để tránh gây sốc thị trường gạch xây dựng và các doanh nghiệp sản xuất gạch không nung cần phổ biến rộng rãi sản phẩm để người dân biết sử dụng thay thế.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.