Hà Nội xây dựng 14 vùng sản xuất cây ăn quả giá trị cao, thu nhập từ 300 - 800 triệu đồng/ha

N.A Thứ sáu, ngày 21/10/2022 11:34 AM (GMT+7)
Đến nay, toàn TP.Hà Nội đã xây dựng được 14 vùng sản xuất cây ăn quả giá trị cao, diện tích 15.500ha, tập trung ở các huyện: Đan Phượng, Chương Mỹ, Phúc Thọ… với các loại cây chủ lực là bưởi, chuối, nhãn… cho thu nhập 300 - 800 triệu đồng/ha.
Bình luận 0

Hà Nội xây dựng 14 vùng sản xuất cây ăn quả giá trị cao

Để hình thành các vùng sản xuất cây ăn quả giá trị cao, trong những năm qua, thành phố Hà Nội đã liên tục đẩy mạnh hỗ trợ các loại giống đầu dòng, chất lượng cao cho diện tích trồng mới, thay thế các giống bị thoái hóa.

Hà Nội sẽ tập trung đầu tư khâu bảo quản, sơ chế sản phẩm sau thu hoạch như: Bảo quản nhãn, ổi bằng chế phẩm nano bạc; hoàn thiện công nghệ cấy mô, phát triển sản xuất hàng hóa chuối tiêu hồng… 

Bên cạnh tích cực kết nối với doanh nghiệp để tiêu thụ sản phẩm cho nông dân, Hà Nội đã và đang triển khai nhiều giải pháp tìm kiếm thị trường mới, hướng tới xuất khẩu. Thành phố cũng đã xây dựng xong bản đồ vùng trồng, xác định rõ từng khu vực để phát triển loại cây ăn quả phù hợp...

Xây dựng 14 vùng sản xuất cây ăn quả giá trị cao - Ảnh 1.

Mô hình sản xuất bưởi Diễn tại huyện Chương Mỹ cho năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế cao. Ảnh: Đ.H

Hà Nội đặt mục tiêu đến năm 2020 có 1.384ha sản xuất cây ăn quả ứng dụng công nghệ cao và tỷ lệ ứng dụng công nghệ cao chiếm 15-20% tổng giá trị sản xuất cây ăn quả toàn thành phố. Thành phố cũng khuyến khích phát triển các vùng cây ăn quả sản xuất theo hướng tập trung, đáp ứng tiêu chuẩn của các thị trường nhập khẩu, như: Mỹ, châu Âu... Để thực hiện mục tiêu đó, đòi hỏi nhiều giải pháp đồng bộ.

Giám đốc Sở NNPTNT Hà Nội - ông Chu Phú Mỹ cho biết, Sở và các địa phương phối hợp chọn một số chủng loại cây ăn quả chủ lực, xây dựng vùng sản xuất tập trung, đầu tư phát triển ngành hàng theo chuỗi giá trị, gắn với các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng, phát triển nông thôn mới trên địa bàn. 

Sở NNPTNT tiếp tục hỗ trợ các địa phương xây dựng chỉ dẫn địa lý với một số loại cây ăn quả đặc sản; đồng thời nghiên cứu, nắm chắc tình hình thị trường, dự báo sản lượng tiêu thụ cụ thể và đưa vào chuỗi liên kết sản xuất, chế biến, tiêu thụ...

Từ những vấn đề nêu trên có thể thấy, để cây ăn quả của Hà Nội phát triển bền vững, các địa phương cần chọn lựa loại cây đặc sản có lợi thế để tạo ra sản phẩm chủ lực, không nên phát triển ồ ạt dẫn tới tình trạng cung vượt cầu. Mặt khác, thành phố cần có cơ chế thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, ứng dụng công nghệ cao trong bảo quản, chế biến để phục vụ thị trường trong nước và xuất khẩu, làm đầu tàu dẫn dắt sản xuất.


Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem