Hiểu đúng về dịch tả lợn châu Phi, không quay lưng với thịt lợn

Bộ trưởng Bộ NNPTNT Nguyễn Xuân Cường Thứ tư, ngày 27/03/2019 19:00 PM (GMT+7)
Dịch tả lợn Châu Phi (DTLCP) là một dịch bệnh nguy hiểm trên lợn, lây lan phức tạp, nguồn virus sẽ còn tồn tại dai dẳng trong môi trường. Việc phòng chống dịch sẽ phải có chiến lược lâu dài, từng bước thích ứng, đi đôi với xây dựng một nền chăn nuôi an toàn sinh học, bền vững...
Bình luận 0

Thịt lợn luôn là thực phẩm quan trọng, truyền thống của người dân Việt Nam. DTLCP lại là bệnh không lây sang người cũng như vật nuôi khác, vì vậy trong phòng chống dịch, phải vừa đảm bảo để tiêu thụ thịt lợn diễn ra bình thường, giúp hoạt động chăn nuôi lợn phát triển ổn định...

img

Tiểu thương buôn bán thịt heo tại chợ đầu mối Hóc Môn (TP. Hồ Chí Minh). Ảnh: Nguyên Vỹ

Trước diễn biến phức tạp của DTLCP, ngày 21/3/2019, Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định thành lập Ban chỉ đạo Quốc gia Phòng chống DTLCP. BCĐ do Bộ trưởng Bộ NN&PTNT làm Trưởng ban, Cục Thú y là cơ quan thường trực, cùng các thành viên là lãnh đạo 11 bộ, ngành liên quan như Bộ Y tế, Công an, Công thương, Quốc phòng, Giao thông Vận tải, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Khoa học và Công nghệ, Ban chỉ đạo 389 Quốc gia...

Tính đến ngày 26/3, dịch đã làm trên 64.000 con lợn phải tiêu hủy. Đa số các ổ dịch đến nay phát sinh từ các cơ sở, hộ chăn nuôi nhỏ lẻ, thực hiện an toàn sinh học chưa chặt chẽ trong chăn nuôi. Từ đặc thù này, cho thấy việc triển khai xây dựng một nền chăn nuôi an toàn sinh học đang là yêu cầu tất yếu và cấp bách trong thời gian tới, đây cũng là yếu tố nhằm tái cơ cấu lại ngành chăn nuôi theo quy mô lớn, hiện đại, theo quy hoạch và được kiểm soát theo chuỗi...

img

Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường chủ trì cuộc họp trực tuyến chống dịch tả lợn Châu Phi 

Trong chiến lược xây dựng chăn nuôi lợn an toàn sinh học, việc nghiên cứu sản xuất vaccine phòng bệnh DTLCP là một trong những vấn đề quan trọng.

Cùng với việc thúc đẩy triển khai các biện pháp phòng, chống dịch chung, khu vực chăn nuôi nhỏ lẻ, tới đây: Sẽ phải đặc biệt tập trung cao độ cho các trang trại chăn nuôi lớn. Bởi đây không chỉ là các cơ sở cung ứng nguồn thịt lợn quy mô lớn cho nhân dân, mà còn là nơi cung cấp nguồn giống, nhất là phục vụ cho công tác tái đàn, phục hồi SX sau khi hết dịch.

Với công tác tuyên truyền, cần phải hết sức lưu ý để làm sao người dân không quay lưng với thịt lợn, để họ hiểu được DTLCP là bệnh không lây lan sang người cũng như lây sang các vật nuôi khác, thịt lợn vẫn hoàn toàn an toàn nếu được nấu chín...

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem