Hội nghị Thủ tướng Chính phủ đối thoại với nông dân: Cần có "cú hích" đủ mạnh về cơ chế, chính sách

Thu Hà Thứ sáu, ngày 27/05/2022 07:01 AM (GMT+7)
Trao đổi với phóng viên Báo Dân Việt, nhiều cán bộ, hội viên nông dân phấn khởi, đánh giá cao và đặt kỳ vọng rất lớn vào Hội nghị Thủ tướng Chính phủ đối thoại với nông dân Việt Nam lần thứ 4 sẽ được tổ chức vào ngày 29/5 tới đây tại tỉnh Sơn La.
Bình luận 0

Đây là cơ hội để nông dân nói lên tâm tư, nguyện vọng, nêu lên những khó khăn, vướng mắc trong phát triển nông nghiệp, nông thôn với người đứng đầu Chính phủ một cách trực tiếp nhất.

Tin tưởng và kỳ vọng vào Hội nghị Thủ tướng đối thoại với nông dân

Bà Phạm Hải Hoa, Chủ tịch Hội Nông dân TP Hà Nội nhấn mạnh: "Cán bộ, hội viên nông dân Thủ đô rất phấn khởi và đặt nhiều kỳ vọng tại Hội nghị Thủ tướng Chính phủ đối thoại với nông dân Việt Nam năm 2022. Đây là sự kiện chính trị rất quan trọng mà các cấp Hội và bà con nông dân cả nước rất tin tưởng và kỳ vọng".

Theo bà Phạm Hải Hoa, qua 3 lần đối thoại, Hội nghị Thủ tướng Chính phủ đối thoại với nông dân Việt Nam đã đạt được nhiều thành công, góp phần thúc đẩy phát triển nông nghiệp, nông thôn, nâng cao đời sống người dân.

Trước thềm Hội nghị Thủ tướng Chính phủ đối thoại với nông dân năm 2022: Kỳ vọng tháo gỡ nhiều khó khăn cho nông dân - Ảnh 1.

Bà Phạm Hải Hoa - Chủ tịch Hội Nông dân thành phố Hà Nội thăm mô hình trồng dưa lưới ứng dụng công nghệ cao tại xã Hợp Đồng (huyện Chương Mỹ).

"Tôi rất vui mừng, sau mỗi lần đối thoại, các kiến nghị của nông dân đều được Thủ tướng Chính phủ giao cho các bộ ngành, các địa phương phối hợp với Hội Nông dân Việt Nam nghiên cứu, đề xuất các cơ chế, chính sách để từng bước tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy phát triển sản xuất, kinh doanh và tiêu thụ nông sản"-bà Hoa chia sẻ.

Hội nghị đối thoại lần thứ tư này diễn ra trong bối cảnh tình hình thế giới, khu vực và trong nước tiếp tục có những diễn biến hết sức phức tạp, đặc biệt là ảnh hưởng của làn sóng đại dịch Covid - 19 lần thứ tư tác động tiêu cực đến sản xuất và tiêu thụ nông sản của nông dân cả nước.

"Cán bộ, hội viên nông dân Hà Nội tin tưởng, mong chờ và kỳ vọng rất lớn những quyết sách của Thủ tướng Chính phủ quan tâm tháo gỡ những khó khăn trực tiếp của nông dân hiện nay. Đó là vấn đề về thị trường tiêu thụ nông sản; giá phân bón, thức ăn chăn nuôi tăng cao, chuyển đổi số… Đặc biệt là tháo gỡ những điểm nghẽn về đất đai, thu hút đầu tư nông nghiệp, phát triển vùng sản xuất chuyên canh" - bà Hoa bày tỏ.

Phát huy vai trò nòng cốt tổ chức Hội Nông dân

Ông Lã Văn Đoàn – Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nông dân tỉnh Bắc Giang chia sẻ: Cán bộ, hội viên nông dân tỉnh Bắc Giang mong muốn Hội nghị Thủ tướng Chính phủ đối thoại với nông dân Việt Nam sẽ tiếp tục được Hội Nông dân Việt Nam chủ trì tổ chức thường niên hàng năm. 

Trước thềm Hội nghị Thủ tướng Chính phủ đối thoại với nông dân năm 2022: Kỳ vọng tháo gỡ nhiều khó khăn cho nông dân - Ảnh 2.

Ông Lã Văn Đoàn - Phó Chủ tịch Thường trực Hội ND tỉnh Bắc Giang và ông Nguyễn Hải Đính - hộ dân trồng ba kích giới thiệu gốc ba kích 3 năm tuổi tại một hội thảo do T.Ư Hội NDVN tổ chức

"Tôi tin tưởng rằng, khi người đứng đầu Chính phủ trực tiếp lắng nghe nông dân sẽ làm tăng thêm sự chú ý của toàn xã hội, tăng thêm sự quan tâm của Đảng, Nhà nước đối với nông nghiệp, nông dân, nông thôn…", ông Lã Văn Đoàn – Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nông dân tỉnh Bắc Giang nói.

Lãnh đạo Hội Nông dân tỉnh Bắc Giang chia sẻ: Thời gian qua, Hội Nông dân tỉnh Bắc Giang được Tỉnh uỷ, UBND tỉnh Bắc Giang giao thực hiện nhiều đề án, nhiệm vụ quan trọng đồng hành cùng nông dân phát triển nông nghiệp, nông thôn hiện đại, bền vững. 

Đặc biệt, mới đây, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang có Quyết định phê duyệt  Đề án "Hội Nông dân các cấp là nòng cốt trong tổ chức sản xuất nông nghiệp theo hướng hợp tác, liên kết chuỗi giá trị, xây dựng và nâng cao chất lượng các sản phẩm OCOP, giai đoạn 2022 – 2025".

"Hội Nông dân là tổ chức chính trị - xã hội, đại diện chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của nông dân, xây dựng giai cấp nông dân vững mạnh, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra hiện nay. Do vậy Chính phủ cần có những "cú hích" đủ mạnh và đồng bộ từ cơ chế, chính sách, tạo nguồn lực, điều kiện thuận lợi cho tổ chức Hội tiếp tục làm "cầu nối" giữa doanh nghiệp, nhà khoa học và nông dân trong phát triển nông nghiệp hiện đại"- Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nông dân tỉnh Bắc Giang nêu kiến nghị.

Trước thềm Hội nghị Thủ tướng Chính phủ đối thoại với nông dân năm 2022: Kỳ vọng tháo gỡ nhiều khó khăn cho nông dân - Ảnh 4.

Để nông nghiệp các tỉnh miền núi, trong đó có tỉnh Sơn La phát triển bền vững, ông Lường Trung Hiếu, Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Sơn La đề xuất Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quan tâm đầu tư các trung tâm chiếu xạ tại Sơn La để giúp các sản phẩm nông sản có thể chiếu xạ trước khi xuất khẩu sang thị trường các nước. rong ảnh: Chị Lò Thị Duyên, thành viên HTX Hợp lực Pản Phong(xã Chiềng Ngần, TP. Sơn La - Sơn La) thực hành bao trái cho xoài

Để nông nghiệp các tỉnh miền núi, trong đó có tỉnh Sơn La phát triển bền vững, ông Lường Trung Hiếu, Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Sơn La bày tỏ: "Kính mong Thủ tướng Chính phủ, các bộ ngành Trung ương có những cơ chế chính sách để xây dựng các chuỗi giá trị ngành hàng, gắn với điều kiện của các tỉnh miền núi, trong đó có Sơn La.

Thứ 2, cần quan tâm đầu tư các trung tâm chiếu xạ tại Sơn La để giúp các sản phẩm nông sản có thể chiếu xạ trước khi xuất khẩu sang thị trường các nước.

Thứ 3, chúng tôi mong Trung ương xem xét cho Sơn La được thực hiện hỗ trợ bảo hiểm trong nông nghiệp cho một số loại cây ăn quả mà Sơn La có lợi thế xuất khẩu.

Thứ 4, chúng tôi thấy cần phải quan tâm, tiếp tục có các giải pháp để hỗ trợ nông dân tham gia chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp".


Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem