Khi dồn điền, đổi thửa được, sẽ dễ dàng giải phóng mặt bằng để xây dựng các cơ sở hạ tầng như đường giao thông nông thôn, kiên cố hóa kênh mương, thủy lợi. Mặt khác, việc dồn điền, đổi thửa cũng sẽ giúp quy hoạch được đồng ruộng, chuyển dịch được cơ cấu cây trồng, vật nuôi, phát triển sản xuất hàng hoá với quy mô lớn và cơ giới hoá trong nông nghiệp được thuận lợi... "Do đó, có thể khẳng định, vai trò của việc dồn điền, đổi thửa có tác động trực tiếp và gián tiếp lên tất cả các tiêu chí của xây dựng nông thôn mới" - ông Cương nhấn mạnh.
|
Dồn điền đổi thửa giúp cơ giới hóa nông nghiệp thuận lợi. |
Với cách nhìn nhận đó, đến nay Hà Nội đã tiến hành dồn điền, đổi thửa được trên 157.000ha, tập trung ở các huyện như Sóc Sơn, Phú Xuyên, Mỹ Đức... Qua đó, Hà Nội rút ra một số kinh nghiệm như:
+ Cần tăng cường công tác tuyên truyền, vận động nhân dân bằng nhiều hình thức để nhân dân thấy được mục đích, ý nghĩa để hưởng ứng, đồng tình và tích cực tham gia việc dồn điền, đổi thửa tạo thành động lực mới thúc đẩy sản xuất nông nghiệp.
+ Cán bộ cơ sở, nhất là đảng viên phải gương mẫu, đi đầu trong công tác dồn điền, đổi thửa.
+ Có quy hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp gắn với phát triển xây dựng nông thôn mới.
+ Hỗ trợ đủ kinh phí để tổ chức thực hiện công tác dồn điền, đổi thửa.
+ Phải hoàn chỉnh việc chỉnh lý bản đồ, hồ sơ địa chính kịp thời, đúng với thực tế khi dồn điền, đổi thửa; tiến hành thu lại Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã cấp và cấp đổi Giấy chứng nhận cho các hộ sau khi thực hiện xong dồn điền, đổi thửa.
+ Xây dựng lộ trình, kế hoạch, nguyên tắc một cách cụ thể, trên cơ sở phát huy dân chủ, công khai, lắng nghe tiếp thu ý kiến của nhân dân.
Hải Hà
Vui lòng nhập nội dung bình luận.