Làm báo cùng Dân Việt: Dịch corona và những người "nuôi tin vịt"

Đinh Thành Trung (Thụy Khuê, Hà Nội) Thứ tư, ngày 12/02/2020 11:59 AM (GMT+7)
Dịch viêm phổi cấp do virus corona xuất hiện, hàng loạt tin giả do chia sẻ (share) vô tội vạ, tin cố tình đưa sai sự thật, tin phóng đại… tràn lan trên mạng xã hội. Những cá nhân tung “tin vịt” cũng đã bị xử lý trước pháp luật.
Bình luận 0

17 năm trước tôi còn là một sinh viên mới bước chân vào giảng đường đại học, cũng bắt đầu tự do tiếp cận thông tin đa chiều của xã hội. Khi đó, mạng internet bắt đầu phổ biến trong người dân, nhưng chưa mạnh và gắn liền với cuộc sống như bây giờ. Giới trẻ cũng chỉ có một vài kênh “chat chit” như yahoo hay vài forum còn sơ khai. Có tin gì hay trên mạng, các nhóm chat cũng không lan truyền được quá nhiều mà vẫn chủ yếu truyền miệng.

Các quán nước là một trong những địa điểm truyền tin theo cách truyền thống. Tin tức nhiều khi bị “tam sao thất bản”, rồi được truyền miệng tới gia đình, bạn bè. Tốc độ truyền tin không nhanh như trên mạng xã hội như bây giờ, nhưng cũng đủ khiến người khác điêu đứng vì tin đồn thất thiệt.

img

Cơ quan chức năng làm việc với chị T. liên quan việc đưa thông tin sai sự thật về tình hình virus corona tại Hải Phòng - Ảnh: Công an Hải Phòng cung cấp.

Nhưng nói một cách công bằng, ngày đó cũng vì truyền thông và mạng xã hội chưa phát triển mạnh như bây giờ nên mức độ nhiễu thông tin không nghiêm trọng. Thông tin chính thức về dịch bệnh vẫn được bao phủ tới người dân, tận các ngõ ngách, tổ dân phố, tới từng gia đình.

Cách bệnh lây lan, cách phòng tránh và các chỉ dẫn của ngành y tế được người dân tuân thủ tốt, qua đó Việt Nam trở thành nước đầu tiên công bố đẩy lùi được dịch SARS. Đó là niềm tự hào của chúng ta và trong đó phải ghi nhớ công lao của các y bác sĩ, cũng như hệ thống phòng dịch của chúng ta.

Một trong những nguyên nhân của sự thành công đó là sự bình tĩnh của người dân. Chúng ta sợ nhưng không hoảng loạn, không bị “dắt mũi” bởi những thông tin sai sự thật. Dù bệnh vẫn đang được chiến đấu bởi các bác sĩ trong bệnh viện Việt – Pháp thì ở bên ngoài, người dân tin theo những thông tin có kiểm chứng, ít thấy ai hoảng sợ vì “tin vịt”. dịch SARS hồi đó đã lan ra 29 quốc gia, làm hơn 8.000 người nhiễm bệnh và gần 800 người tử vong, nhưng đã được kiểm soát chỉ trong chưa đầy 1 năm.

Ở các đợt dịch cũng nguy hiểm không kém là MERS, rồi Ebola, người dân nước ta, khi đó đã quen sử dụng mạng internet, nhưng chưa bị cơn lốc mạng xã hội cuốn đi, cũng đã không hoảng loạn. Tin giả đã xuất hiện nhiều trên các diễn đàn, các trang tin không chính thống, nhưng mức độ ảnh hưởng của các tin giả này không lớn, và đã bị dập tắt nhanh chóng.

Đến thời kỳ mạng xã hội lên ngôi, từ năm 2010 trở đi, số người dùng facebook tăng phi mã, và đến bây giờ facebook trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống của nhiều người Việt Nam.

Dịch viêm phổi cấp do virus corona xuất hiện, hàng loạt tin giả do chia sẻ (share) vô tội vạ, tin cố tình đưa sai sự thật, tin phóng đại… tràn lan trên mạng xã hội, dẫn đến tình trạng có phần hoảng loạn trong dân cư, biểu hiện bằng việc đổ xô đi mua khẩu trang y tế dù chuyên gia đã có ý kiến rằng khẩu trang vải cũng có tác dụng tương tự, thậm chí người khỏe mạnh chưa cần đeo khẩu trang.

Tin giả, tin thổi phồng, tin vô căn cứ rõ ràng đã tác động lớn đến người dân, trong đó bộ phận chỉ tin vào số like, share hơn là độ chính xác của thông tin. Thậm chí một số “bác sĩ internet” đã đưa những các chữa vo căn cứ, với mục đích bán được hàng của họ

Chúng ta hãy nhìn nhận một thực tế rằng, mạng xã hội có ích lợi nhưng cũng gây hại cho chúng ta. Những cá nhân tung “tin vịt” cũng đã bị xử lý trước pháp luật. Những người trục lợi cũng đã nhận hình phạt. Nền y học hiện nay đã phát triển hơn hồi dịch SARS nhiều.

Trong thời gian ngắn sau khi phát nhiện ra virus2019-nCoV, các nhà khoa học đã giải mã gen và nuôi cấy thành công. Ở Việt Nam, hệ thống phòng dịch đã được kích hoạt và cho thấy hiệu quả. Dù dịch bệnh có thể diễn biến phức tạp, nhưng điều chúng ta cần làm là tin vào y học và tin vào khả năng của đất nước trước những biến cố.

Ban Biên tập Báo Nông thôn Ngày nay/Điện tử Dân Việt trân trọng mời quý độc giả tham dự cuộc thi "Làm báo cùng Dân Việt" nhân dịp kỷ niệm 10 năm thành lập Báo Điện tử Dân Việt. 

Bài dự thi gửi về Báo Nông thôn Ngày nay/Điện tử Dân Việt Lô E2 Dương Đình Nghệ, quận Cầu Giấy, Hà Nội; email: bandocdanviet2010@gmail.com; điện thoại liên hệ: 0982340700.

Tác phẩm gửi về đề nghị ghi rõ: Tham dự cuộc thi Làm báo cùng Dân Việt, kèm theo số điện thoại, địa chỉ của tác giả để tòa soạn liên hệ. 

Cơ cấu giải thưởng: 01 giải nhất trị giá 5 triệu đồng; 01 giải nhì trị giá 3 triệu đồng; 01 giải ba trị giá 2 triệu đồng. Mỗi tháng, Ban tổ chức sẽ lựa chọn tác phẩm có chất lượng của tháng để trao thưởng 1 triệu đồng/01 giải xuất sắc, 2 giải bài viết chất lượng 500.000 đồng/giải (Tổng giải tác phẩm chất lượng mỗi tháng là 2 triệu đồng).

Các bài viết được đăng tải sẽ được nhận nhuận bút theo quy định của Ban Biên tập Báo Nông thôn Ngày nay/Điện tử Dân Việt.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem