Điều đặc biệt ở lễ hội Mường Khô vừa được vinh danh Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia

Hữu Dụng Thứ ba, ngày 20/02/2024 10:11 AM (GMT+7)
Cứ đến ngày mùng 10 tháng Giêng hằng năm, người dân làng Muỗng Do, xã Điền Trung và các vùng lân cận huyện Bá Thước (Thanh Hoá) lại tổ chức lễ hội Mường Khô.
Bình luận 0

Vào cuối thế kỷ 18, tại vùng đất Mường Khô (nay là xã Điền Trung) đã xuất hiện một vị lang Mường ưu tú, đó là Quận công Khâm sai Chánh thống lãnh Thượng đạo trấn Thanh Hóa Hà Công Thái - ông là người có công lao rất lớn đối với vương triều Nguyễn. Quan hệ của ông và chúa Nguyễn Ánh được xây dựng từ khi còn ở trấn biên Gia Định, ông không những đã giúp vua Gia Long gìn giữ vùng biên cương phía Tây Thanh Hóa, mà còn giúp vua trong cuộc trường trinh tiến quân ra Bắc Hà giành lấy Thăng Long, thống nhất đất nước. Công lao và tên tuổi của ông đối với triều Nguyễn được sử sách lưu danh mãi muôn đời sau.

Điều đặc biệt ở lễ hội Mường Khô vừa được vinh danh Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia- Ảnh 1.

Dịp này, Lễ hội Mường Khô được vinh danh Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia.

Để ghi nhớ công lao vị Quận Công đất Mường Khô, người anh hùng của dân tộc và các anh hùng, sĩ phu đất Mường Khô đã có công với nước, cuối thế kỷ 19, Nhân dân và dòng họ Hà Công đã lập đền thờ ông (hay còn gọi là chùa Mèo), tại thôn Muỗng Do, xã Điền Trung, huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hoá. Từ đó đến nay, nơi đây đã trở thành chốn tâm linh của đất Mường Khô nói riêng, huyện Bá Thước nói chung và Lễ hội Mường Khô bắt đầu xuất hiện từ đây.

Hằng năm, vào ngày 10 tháng Giêng, các xã thuộc xứ Mường Khô và huyện Bá Thước (Thanh Hoá) lại hân hoan tổ chức Lễ hội Mường Khô. Đây là một trong những lễ hội đặc sắc, ẩn chứa nhiều nét văn hóa độc đáo và cổ kính, một sản phẩm văn hóa, du lịch tâm linh được tổ chức thường niên - điểm nhấn trong hành trình văn hóa tâm linh, nhớ về nguồn cội, mang thương hiệu riêng của xứ Mường Khô.

Điều đặc biệt ở lễ hội Mường Khô vừa được vinh danh Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia- Ảnh 2.

Đặc biệt, trong khuôn khổ lễ hội có hoạt động trình diễn Séc bùa và màn hòa tấu của 460 cồng, chiêng. Các thiếu nữ Mường trong sắc phục dân tộc mang theo 460 chiếc cồng, chiêng vừa đi vừa diễn tấu, hát múa đã tạo nên tiết mục hợp xướng quy mô lớn, mang đậm bản sắc dân tộc, thu hút nhiều người xem.

Về với Lễ hội Mường Khô, nhân dân và du khách sẽ được thưởng thức và chìm đắm vào một không gian văn hóa tâm linh độc đáo của các nghi lễ truyền thống, thể hiện sự tôn kính với các vị thần linh, anh hùng, nghĩa sĩ đã gắn liền với sông núi, che chở, nâng đỡ để mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt, muôn dân được an lành, ấm no, hạnh phúc và được trải nghiệm vào các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao mang đậm bản sắc văn hóa.

Để chuẩn bị cho lễ hội, những người có uy tín trong làng và nhân dân trong Mường chuẩn bị chu đáo với những đồ lễ tế như: trâu, lợn, gà, cá, bánh chưng, rượu, gạo, hoa quả… được sắp thành 18 mâm cỗ (10 mâm cỗ mặn, 2 mâm bánh chưng và 6 mâm ngũ quả).

Điều đặc biệt ở lễ hội Mường Khô vừa được vinh danh Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia- Ảnh 3.

Đến với Lễ hội Mường Khô người dân và du khách được hòa mình vào không khí nhộn nhịp của phiên chợ vùng cao, được thưởng thức những món ăn đặc trưng của đồng bào dân tộc Mường ở Thanh Hoá.

Khi công việc chuẩn bị đã hoàn tất, người dân Mường Khô chọn giờ đẹp tiến hành nghi lễ rước kiệu ra Chùa Mèo - nơi thờ tự tổ tiên của dòng họ Hà Công. Dẫn đầu đoàn rước là đội cồng, chiêng vừa đi vừa diễn tấu, sau là chấp kích, bát bửu, kiệu long đình có lọng che.

Đến với lễ hội Mường Khô 2024, du khách được hòa mình vào không khí nhộn nhịp của phiên chợ vùng cao, được thưởng thức những món ăn đặc trưng của đồng bào dân tộc Mường như rượu cần, cơm lam, canh đắng... những trò chơi, trò diễn đặc sắc như tung còn, chơi mảng, chọi gà, đánh đu, đánh cồng chiêng.

Điều đặc biệt ở lễ hội Mường Khô vừa được vinh danh Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia- Ảnh 4.

Đoàn rước kiệu tại Lễ hội Mường Khô.

Đặc biệt, trong khuôn khổ Lễ hội có hoạt động trình diễn Séc bùa và màn hòa tấu của 460 cồng, chiêng. Các thiếu nữ Mường trong sắc phục dân tộc mang theo 460 chiếc cồng, chiêng vừa đi vừa diễn tấu, hát múa đã tạo nên tiết mục hợp xướng quy mô lớn, mang đậm bản sắc dân tộc, thu hút nhiều người xem.

Tiếng cồng chiêng vang vọng giữa không gian núi rừng là một trong những thứ không thể thiếu trong lễ hội Mường Khô, thể hiện sức mạnh và khát vọng của bà con xứ Mường.

Điều đặc biệt ở lễ hội Mường Khô vừa được vinh danh Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia- Ảnh 5.

Hàng người người dân và du khách đến với Lễ hội Mường Khô.

Dịp này, Lễ hội Mường Khô được vinh danh Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia. Sự kiện này sẽ góp phần vào tăng sức hấp dẫn cho ngành du lịch Bá Thước đưa nền kinh tế du lịch của huyện chung vào dòng chảy phát triển của du lịch Thanh Hóa.

Lễ hội Mường Khô năm 2024 được diễn ra trong 2 ngày, từ ngày 18 đến hết ngày 19/02/2024 (tức ngày 9 đến hết ngày 10/1 Âm lịch) với nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao và nhiều hoạt động giới thiệu, quảng bá các dịch vụ, sản phẩm du lịch huyện Bá Thước và các huyện lân cận.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem