Ngày đông giá lạnh, mọi người có xu hướng ăn nhiều các loại thịt, bổ sung năng lượng để tăng cường thể chất, nâng cao sức đề kháng.
Trong số rất nhiều loại thịt, thịt vịt đã trở thành một sản phẩm bổ dưỡng được đánh giá cao.
Theo Đông y, ăn nhiều thịt vịt sau ngày đông chí có thể giúp xua tan cảm lạnh, làm ấm cơ thể, bồi bổ âm khí và bổ sung những phần thiếu hụt. So với thịt lợn thì tiết kiệm hơn và bổ dưỡng hơn thịt cừu, loại thịt vịt có tác dụng bổ phổi, kiện tỳ và dạ dày.
Thịt vịt là một nguyên liệu thịt thơm ngon và bổ dưỡng. Loại thịt này rất giàu protein, chất béo, vitamin và khoáng chất, đặc biệt là vitamin B, sắt, kẽm và các nguyên tố khác.
Điều này khiến thịt vịt trở thành nguyên liệu lý tưởng trong mùa lạnh, không chỉ cung cấp đủ năng lượng mà còn tăng cường khả năng miễn dịch, chống lại các đợt cảm lạnh.
Món ăn gợi ý 1: Vịt hầm bia
Nguyên liệu: Thịt vịt, bia, ớt xanh, 3 miếng gừng, 1 củ hành lá tươi, 2 hoa hồi, 1 miếng quế, ớt đỏ khô, 1 thìa xì dầu đen, 2 thìa nước tương nhạt, muối, đường, dầu ăn.
Cách làm:
- Thịt vịt rửa sạch, cắt thành từng miếng nhỏ. Gừng thái lát, hành lá cắt khúc. Đun sôi một nồi nước nóng, cho thịt vịt đã chần vào, sau đó cho các đoạn hành lá và gừng cắt lát vào đun khoảng 5 phút thì vớt ra để riêng.
- Đun nóng dầu lạnh trong chảo, cho đường vào, xào đường thành nước hàng, cho thịt vịt vào xào chín vàng, cho một lượng bia vừa phải vào, đảm bảo ngập hết thịt vịt.
Thêm hành lá, gừng lát, hoa hồi, quế và ớt đỏ khô, sau đó thêm nước tương đen và nước tương nhạt, đun sôi trên lửa lớn, sau đó giảm lửa nhỏ và đun nhỏ lửa trong 60 phút.
- Cho lượng muối vừa phải, tiếp tục đun nhỏ lửa trong 30 phút, đến khi thịt vịt thơm và nước súp đặc lại thì thêm ớt xanh vào, xào cho đến khi ớt xanh chín là có thể thưởng thức.
Món ăn gợi ý: Đùi vịt om
Nguyên liệu: 4 đùi vịt, 2 củ hành lá, 3 lát gừng, muối, rượu nấu ăn, đường phèn, 2 lá nguyệt quế, 1 miếng quế, 3 hoa hồi, nước tương đen, nước tương nhạt, ớt đỏ khô, dầu ăn.
Cách làm:
- Đùi vịt rửa sạch, hành lá cắt khúc, gừng thái lát, đun sôi trong nồi nước, chần đùi vịt qua nước cho khử mùi tanh rồi vớt ra, để ráo nước.
- Đun nóng dầu lạnh trong chảo, cho đùi vịt vào chiên vàng đều hai mặt, cho hành lá, gừng lát và ớt khô vào xào thơm.
Thêm một lượng rượu nấu ăn vừa phải, xào đều. Thêm nước vừa đủ, cho đường phèn, lá nguyệt quế, quế, hoa hồi, xì dầu đen, xì dầu nhạt, đun sôi trên lửa lớn, sau đó giảm lửa nhỏ đun liu riu trong 60 phút.
- Cho lượng muối vừa ăn, đậy nắp nồi, đun từ từ trên lửa nhỏ cho đến khi thịt vịt thơm và có màu sắc, hương vị thơm ngon.
Món ăn gợi ý 3: Sủi cảo nhồi thịt vịt - nấm
Nguyên liệu: Thịt ức vịt, nấm hương, mộc nhĩ, cà rốt, hành lá, gừng, muối, nước tương nhạt, dầu mè, dầu ăn, vỏ sủi cảo.
Cách làm:
- Ức vịt rửa sạch, cắt miếng nhỏ, sau đó băm vụn. Nấm rửa sạch, cắt miếng nhỏ. Mộc nhĩ ngâm nước ấm cho nở mềm rồi rửa sạch, thái vụn. Cà rốt gọt vỏ, cắt hạt lựu. Hành và gừng cũng băm nhỏ.
- Cho thịt vịt, nấm hương, mộc nhĩ, cà rốt, hành lá, gừng vào chậu, thêm lượng muối thích hợp và nước tương nhạt, dầu mè và dầu ăn vào, đảo đều, ướp một lúc rồi cho ngấm.
- Lấy vỏ sủi cảo, cho nhân vào và gói thành hình bán nguyệt.
- Đun một nồi nước nóng, nước sôi thì thả sủi cảo vào, đun đến khi sủi cảo nổi lên là có thể vớt ra thưởng thức.
Trong mùa lạnh này, bằng cách kết hợp hợp lý các nguyên liệu và lựa chọn phương pháp nấu ăn phù hợp, bạn không chỉ thỏa mãn cơn thèm ăn mà còn tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể, chống lại sự xâm nhập của cái lạnh.
Dù là thịt vịt om bia êm dịu, chân vịt om thơm lừng hay món sủi cảo nhồi nấm thịt vịt bổ dưỡng, đều là những món ngon đáng thử sau ngày Đông chí.
Bằng loại thịt ngon bổ rẻ này, các bạn có thể chế nhiều món ngon để thưởng thức trong mùa đông lạnh giá, khỏe mạnh chào đón năm mới nhé!
Vui lòng nhập nội dung bình luận.