Long An: Vì sao nông dân vẫn pha muối xuống ao để nuôi tôm nước lợ trong vùng ngọt Đồng Tháp Mười?

Thứ tư, ngày 20/10/2021 19:01 PM (GMT+7)
Thời gian qua, điệp khúc “được mùa mất giá”, “được giá mất mùa” cứ lặp đi, lặp lại trên nhiều loại cây trồng, vật nuôi. Đây được xem là hậu quả của nền sản xuất tự phát, manh mún, không tập trung, lại thiếu sự liên kết của các hợp tác xã, doanh nghiệp trong sản xuất và bao tiêu sản phẩm.
Bình luận 0

Ảnh hưởng xấu đến môi trường sinh thái

Thời gian gần đây, bất chấp khuyến cáo của các cơ quan chức năng về việc hạn chế nuôi tôm thẻ chân trắng, nông dân các huyện vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An như Mộc Hóa, Tân Thạnh, Thạnh Hóa,…đã đầu tư, chuyển diện tích trồng lúa, nuôi cá tra,...sang nuôi tôm thẻ vì lợi nhuận cao. 

Theo thống kê của Chi cục Chăn nuôi, Thú y và Thủy sản tỉnh, đến thời điểm hiện tại, có gần 294ha đất lúa, mặt nước ao nuôi cá tra,…được nông dân chuyển sang nuôi tôm thẻ chân trắng.

Long An: Vẫn còn khoan giếng lấy nước nhiễm mặn bơm vào ao nuôi tôm trong vùng ngọt Đồng Tháp Mười - Ảnh 1.

Nuôi tôm thẻ chân trắng ở Đồng Tháp Mười (tỉnh Long An) tiềm ẩn nhiều rủi ro, tác hại.

Huyện Mộc Hóa hiện có gần 116ha với 68 hộ nuôi tôm thẻ chân trắng (có 16ha chuyển từ nuôi cá tra giống sang nuôi tôm thẻ). 

Đây là một loại thủy sản nước lợ nhiều năm qua đã được ngành ngành nông nghiệp tỉnh khuyến cáo nuôi hạn chế nuôi tại vùng nước ngọt. 

Tuy nhiên, vì lợi ích trước mắt, một số nông dân đã tự ý khoan giếng tìm mạch nước lợ bơm xuống ao, rồi xử lý muối loãng để nuôi tôm thẻ chân trắng.

Ông Nguyễn Văn Thuận (xã Tân Lập, huyện Tân Thạnh) có 0,5ha mặt ao nuôi tôm thẻ chân trắng. Ông cho biết: “Do nuôi ca tra giống nhiều vụ liền không hiệu quả nên tôi chuyển sang nuôi tôm thẻ chân trắng. Qua mấy vụ nuôi, tôm cho hiệu quả rất tốt, trung bình mỗi vụ (khoảng 2 tháng) tôi có lợi nhuận trên 300 triệu đồng (chưa trừ chi phí đầu tư ban đầu). Mỗi năm nuôi khoảng 4 vụ, lợi nhuận hơn 1,2 tỉ đồng”.

Chính từ lợi nhuận cao như thế nên diện tích nuôi tôm thẻ tại vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh vẫn tiếp tục tăng, nhất là khi giá cá tra giống đang xuống thấp, nhiều hộ nuôi cá tra vì vậy sẽ chuyển sang nuôi tôm thẻ.

Phó Chi cục Trưởng Chi cục Chăn nuôi, Thú y và Thủy sản tỉnh - Nguyễn Thanh Toàn cho biết: Để nuôi được tôm nước lợ trong vùng nước ngọt, nhiều người dân đã khoan giếng để lấy nước mặn. 

Mô hình sản xuất này bước đầu có thể hiệu quả do đây là vùng có hệ sinh thái ngọt chưa có mầm bệnh, điều kiện môi trường tốt Nhưng về lâu dài, việc khoan giếng ngầm để lấy nước mặn nuôi tôm và việc thải nước nhiễm mặn từ ao nuôi tôm này ra các vùng nước ngọt sẽ để lại hệ lụy rất khó lường đối với môi trường khi đất và nước bị nhiễm mặn.

“Việc khoan giếng lấy nước ngầm nhiễm mặn để nuôi tôm về lâu dài sẽ ảnh hưởng đến tầng nước ngầm, nếu khai thác quá mức sẽ dẫn đến cạn kiệt nguồn nước ngầm và có khả năng gây sụt lún. Về lâu dài, ngoài việc thẩm thấu của nước nhiễm mặn vào đất thì việc xả nước thải từ các ao nuôi tôm ra môi trường sẽ gây nguy cơ nhiễm mặn sâu vào các vùng nước ngọt, ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất của các loại cây trồng khác, nhất là cây lúa” - ông Toàn cho biết thêm.

Bùi Tùng (Báo Long An)
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem