Nghe người làng Bình Đà kể về thời làm pháo

Châu Hân Thứ sáu, ngày 22/12/2023 15:00 PM (GMT+7)
Từ trung tâm Hà Nội đi qua Hà Đông, hướng về Ba La rồi rẽ trái theo quốc lộ 21B chừng 7km là tới Bình Đà. Bình Đà (xã Bình Minh, huyện Thanh Oai, TP Hà Nội) từng được mệnh danh là “công xưởng” sản xuất pháo nhiều nhất khu vực miền Bắc.
Bình luận 0

Nghe người làng Bình Đà kể về thú chơi pháo một thời.

Là một làng cổ, Bình Đà được biết đến là nơi lưu lại dấu tích của Lạc Long Quân cùng 50 con dừng chân, lập ấp trước khi tiến ra biển Nam Hải. Đền Nội ở làng có bức hoành phi Đền Quốc tổ, trong đền có bảo vật quốc gia "Phù điêu Quốc tổ Lạc Long Quân" hơn 1.000 năm tuổi.

Cách đó một đoạn, đồi Ba Gò ở cánh đồng làng được cho là nơi Lạc Long Quân hóa về trời.

Chúng tôi hỏi đường đến nhà “nghệ nhân” một thời nổi tiếng lẫy lững về nghề làm pháo - ông Nguyễn Hữu Dũng (SN 1950, ở thôn Chua, Bình Đà). Người đàn ông này có hơn 30 năm kinh nghiệm làm pháo dân gian, pháo hoa nghệ thuật, pháo bông.

Nói về nguồn gốc nghề pháo, ông Dũng tự hào bảo: “Qua câu chuyện cha ông, chúng tôi được truyền dạy rằng, làng nổi tiếng từ thời vương triều nhà Nguyễn, với loại pháo mang tên Nam Hải Hoàng Hoa".

Ông Dũng khẳng định, bước ngoặt lớn nhất của làng là vào năm 1947 khi quân Pháp đồn trú tại làng. Một tên tướng Pháp lúc đó tên là Ti-bô đã cho thành lập trường bắn gần Bình Đà, bên trong có cất giữ rất nhiều thuốc súng.

Nhiều thanh niên làng đã trèo vào ăn trộm và lấy thuốc súng về để làm pháo.

Nghe người làng Bình Đà kể về thú chơi pháo một thời- Ảnh 2.

Đền Nội ở làng có bức hoành phi Đền Quốc tổ, trong đền có bảo vật quốc gia "Phù điêu Quốc tổ Lạc Long Quân" hơn 1.000 năm tuổi.

Sau khi giải phóng miền Bắc, trường bắn bị giải tán, nhưng nghề pháo vẫn tiếp tục duy trì. Dần dần, nghề truyền nghề, hầu như gia đình nào trong làng cũng biết cách làm, họ nắm rõ từ thành phần tới công thức, mức độ an toàn và dần tìm được nguồn nguyên liệu cố định, thường xuyên.

“Từng giai đoạn, thời kỳ, người dân làng tôi lại có cách chế pháo với nhiều nguyên liệu khác nhau. Nhưng từ mốc dấu tôi vừa kể, là lúc làng pháo bắt đầu hưng thịnh, có tiếng, buôn bán nhộn nhịp”, ông Dũng nói thêm.

Theo tìm hiểu, tại làng Bình Đà có 2 luồng ý kiến khác nhau về xưởng pháo. Có người theo câu chuyện của ông Dũng, nhưng cũng có nhiều người quả quyết rằng, thời kỳ những năm 1947, khi quân Pháp đồn trú đã có xưởng pháo Bình Đà. Xưởng là do một nhóm người trong làng lập nên.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem