Trả lời:
Lần đầu tiên, Quyết định 1956/QĐ-TTg chính thức hoá việc huy động các nguồn nhân lực đa dạng tham gia giảng dạy tại các lớp dạy nghề nông dân gồm:
- Các nhà khoa học, nghệ nhân, cán bộ kỹ thuật, kỹ sư, người lao động có tay nghề cao tại các doanh nghiệp và cơ sở sản xuất kinh doanh, các trung tâm khuyến nông - lâm - ngư.
- Nông dân sản xuất giỏi trong tất cả các lĩnh vực nông, lâm, thuỷ hải sản
Như vậy, nếu ông là nghệ nhân được Nhà nước phong tặng thì hoàn toàn có thể tham gia dạy nghề cho lao động trên địa bàn. Tuy nhiên, để đảm bảo có nghiệp vụ sư phạm, các nghệ nhân sẽ phải tham gia khoá đào tạo “Kỹ năng dạy nghề” (năm 2010, 2011 Tổng cục Dạy nghề đã mở khoảng hơn 200 khoá đào tạo “Kỹ năng dạy nghề” cho hơn 5.000 người).
Việc mở lớp dạy nghề, ông cần liên hệ với Phòng LĐTBXH địa phương hoặc Phòng Dạy nghề (Sở LĐTBXH) để được hướng dẫn chi tiết. Quan trọng nhất là lớp học phải phù hợp với định hướng chuyển đổi sản xuất tại địa phương, đáp ứng đúng nhu cầu học nghề của lao động và đảm bảo việc làm sau khóa học.
Ông Trần Văn Nịch
Phó Vụ trưởng Vụ Giáo viên Tổng cục Dạy nghề
Vui lòng nhập nội dung bình luận.