Họ rụt rè mang đến chợ những thứ “không đẹp đâu”: Hoa quả trên rẫy, rau rừng, cua núi, ốc suối và cả cây đàn Chapi… Những sản phẩm không đẹp ấy lại thường được người nội trợ chọn mua để hết rất nhanh. Người mua vui vì mua được món hàng ngon và rẻ, người bán “mừng hết biết”, bởi giá bán dù thấp cũng ít cao hơn ít nhất 50% so với việc bán hay đổi hàng cho thương lái. Còn mừng vì những thứ tưởng không bao giờ bán được chuyển được thành tiền.
Đã có hai chợ phiên họp tuần 1 lần ở xã Phước Tiến (huyện Bác Ái) và Lợi Hải (huyện Thuận Bắc) cho những người Raglai được hình thành từ sự giúp đỡ của Chương trình “Tăng cường tiếp cận thị trường và khuyến khích phụ nữ Raglai làm chủ kinh tế tại Ninh Thuận” do Oxfam thực hiện.
Hàng trăm phụ nữ vượt qua sự ngại ngùng để, như lời Cha Ma Lé Thị Hép (27 tuổi) ở thôn Đá Bàn xã Phước Tiến: “Không sợ đi bán hàng nữa đâu, bán được nhiều cái dại, mua được nhiều cái khôn, kiếm thêm tiền cho con, cho cả chồng nữa”.
Đến chợ, những phụ nữ người Raglai vẫn ngồi túm lại theo… xóm “để còn hỏi nhau”.
Hàng “không đẹp đâu” như chính người
bán thường nói, nhưng khách lại rất thích.
Chỉ còn 2 quả đu đủ nhưng nhóm phụ nữ ở thôn Kiền Kiền 2 vẫn cùng chờ bạn: “Để nó ở lại một mình nó buồn”.
Chặng đường lên rẫy bớt dài vì...
có thêm tiền cho con, cho chồng.
Một em bé theo mẹ xuống chợ.
Bà Pi Năng Thị Từ (70 tuổi), với 200gam cua núi,
bắt chiều hôm trước, bán được 8.000 đồng.
Gian hàng với những sản phẩm “không biết là bán được tiền”
trong đó có những cây đàn Chapi.
Lương Vũ (Lương Vũ)
Vui lòng nhập nội dung bình luận.