Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Khi nhấn đăng nhập đồng nghĩa với việc bạn đã đồng ý với điều khoản sử dụng của báo Dân Việt
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Mã xác nhận
Đăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Đây là tin rất không vui cho ngành sản xuất, kinh doanh của Việt Nam đặc biệt là các ngành phụ thuộc lớn vào nhập nguyên vật liệu từ nước ngoài.
Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, Bộ Tài chính, tính đến hết ngày 15/11/2022, hàng hoá nhập khẩu vào Việt Nam đạt kim ngạch hơn 318 tỷ USD, tăng 34 tỷ USD so với cùng kỳ năm trước, tương đương gần 12%.
Nhiều mặt hàng nhập khẩu của Việt Nam trong 11 tháng của năm 2022 dù có lượng nhập giảm, giảm mạnh hoặc chỉ tăng nhẹ so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, mức giá tăng rất dữ dội.
Cụ thể, trong 8 mặt hàng có giá tăng rất mạnh 11 tháng qua, chỉ có 2 mặt hàng tăng nhẹ về lượng là dầu thô, xăng dầu thành phẩm, còn lại 6/8 mặt hàng đều suy giảm về lượng nhập, nhưng giá nhập tăng rất mạnh,
Tăng giá mạnh nhất là bông các loại nhập khẩu, theo số liệu của hải quan, 11 tháng qua mặt hàng này về Việt Nam chỉ ghi nhận 1,2 triệu tấn, nhưng kim ngạch là 3,6 tỷ USD, tương đương 70 triệu đồng/tấn. Cùng kỳ năm ngoái, mặt hàng này đạt 1,5 triệu tấn, kim ngạch 2,8 tỷ USD, bình quân chỉ 46,6 triệu đồng/tấn.
Như vậy, mỗi tấn bông nhập về 11 tháng 2022 đã tăng giá gần 23,4 triệu đồng, tương đương mức giá tăng 50%.
Mặt hàng có giá tăng thứ 2 là xăng dầu thành phẩm các loại, tính đến hết ngày 15/11, mặt hàng này về Việt Nam chỉ hơn 7,5 triệu tấn, nhưng kim ngạch đã đạt 7,7 tỷ USD, tương đương 25,66 triệu đồng/tấn.
Lượng xăng dầu thành phẩm nhập khẩu hiện chỉ tăng nhẹ khoảng 1,5 triệu tấn so với cùng kỳ năm trước, Tuy nhiên, mức giá bình quân đã tăng trên 11,1 triệu đồng/tấn; mức tăng giá trên 70% so với cùng kỳ năm trước.
Ngoài ra, các mặt hàng khác như ngô, đậu tương, phân bón, xơ sợi dành cho sản xuất, chế biến thức ăn chăn nuôi, dầu ăn, trồng trọt hoặc dệt may, da giày đều có lượng nhập suy giảm, nhưng giá thành/ tấn lại nhích tăng khá so với cùng kỳ năm trước.
Hết ngày 15/11, ngô nhập về Việt Nam chỉ đạt trên 7,9 triệu tấn, giảm…… , mỗi tấn là 8,7 triệu đồng, tăng hơn 1,7 triệu đồng so với cùng kỳ năm trước.
Đậu tương chỉ nhập được hơn 1,6 triệu tấn, giảm gần 100.000 tấn so với cùng kỳ năm trước, giá 17 triệu đồng/tấn, tăng hơn 2,3 triệu đồng/tấn so với cùng kỳ năm trước.
Than, mặt hàng phục vụ chủ yếu cho các nhà máy nhiệt điện, sản xuất gang thép, lò cao xi măng… ghi nhận chỉ nhập gần 28 triệu tấn, giảm hơn 4 triệu tấn so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, mức giá hiện là 5,7 triệu đồng/tấn, tăng gần 3 triệu đồng/tấn so với cùng kỳ năm trước.
Mặt hàng phân bón, Việt Nam chỉ nhập hơn 2,9 triệu tấn, giảm 960.000 tấn so với cùng kỳ năm trước, song mức giá hiện đạt 11,7 triệu đồng/ tấn, tăng gần 7 triệu đồng/tấn so với cùng kỳ năm trước.
Thực tế, nếu lượng nhập khẩu các mặt hàng về Việt Nam tăng mạnh, kéo theo sự kim ngạch tăng sẽ không khiến lo ngại cho các ngành sản xuất, kinh doanh. Tuy nhiên, trong trường hợp các nguyên, nhiên, vật liệu đầu vào cho sản xuất, kinh doanh của VIệt Nam tăng mạnh, điều này ảnh hưởng rất lớn đến chi phí sản xuất, từ đó đội giá thành sản phẩm, gây rủi ro lạm phát.
Hiện, rất nhiều ngành sản xuất và các sản phẩm đã tăng giá hoặc chịu bù lỗ chi phí để giữ giá. Điện và xăng dầu là ví dụ điển hình, giá than nhập khẩu hiện tăng gấp đôi so với cùng kỳ năm trước, chi phí đầu vào sản xuất tăng cao do giá thế giới tăng, chi phí vận chuyển tăng… Trong khi đó, giá điện bình quân trong nước 3 năm qua vẫn được giữ nguyên, điều này tác động phần nào đến số lỗ hơn 16.000 tỷ đồng của EVN.
Với lĩnh vực xăng dầu, giá nhập về hiện tăng trên 70% so với cùng kỳ năm trước, trong khi mặt bằng giá xăng dầu Việt Nam được Bộ Công Thương cho biết là thấp hơn một số nước trong khu vực, điều này khiến khá nhiều doanh nghiệp xăng dầu nhập về chịu cảnh lỗ chi phí, lỗ do chênh lệch giá, thậm chí phá sản, bị siết tín dụng…
Các sản phẩm ngô nghiền, đậu tương, phân bón, bông sợi tăng giá nhập khẩu và giá thành vật liệu khiến làm tăng giá thành lên sản phẩm, khiến chi phí chăn nuôi, giá thành sản phẩm đang rất cao, làm giảm lợi nhuận của người chăn nuôi và tăng chi phí phải trả cho các sản phẩm, khiến tiêu thụ hàng hoá chậm.
Theo nhiều chuyên gia kinh tế, việc nhiều doanh nghiệp tại phía Nam, trong đó có Bình Dương cho công nhân nghỉ việc hàng loạt do không có đơn hàng hoặc đơn hàng không xuất đi được, không bán được do chi phí tăng cao đã gây lo ngại cho đà phục hồi của kinh tế nhiều địa phương có các doanh nghiệp nhỏ, vừa và các doanh nghiệp dệt may, chế biến…
Theo chuyên gia kinh tế Nguyễn Đình Cung, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM), thành viên Tổ Tư vấn kinh tế của Thủ tướng: Chi phí sản xuất tăng, lãi suất tăng và lạm phát thực đang vượt lạm phát đo lường… đây là những nguy cơ gây nhiều rủi ro cho nền kinh tế, đặc biệt là suy thoái, sói mòn động lực phát triển.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.