Nhận biết bệnh lợn tai xanh

Thứ ba, ngày 01/06/2010 14:56 PM (GMT+7)
(Dân Việt) - Gần đây có nhiều thông tin liên quan đến bệnh liên cầu khuẩn lợn (hay gọi là lợn tai xanh) có thể lây từ lợn sang người, khiến không ít người tiêu dùng hoang mang khi sử dụng sản phẩm từ lợn.
Bình luận 0

Trên thực tế, loại bệnh ở lợn này chỉ lây sang người khi sử dụng các thức ăn chế biến dưới dạng tái, sống như tiết canh, nem chua... Các thức ăn đã chế biến chín, qua nhiệt độ sôi, vi khuẩn gây bệnh bị tiêu diệt hoàn toàn, không còn khả năng gây hại.

Điều cần lưu ý là khi lợn ốm, phải phát hiện và chẩn đoán nhanh, có biện pháp điều trị kịp thời, vừa bảo đảm diệt khuẩn tốt lại vừa chữa lành được bệnh cho lợn, hạn chế lây lan bệnh. hạn chế thiệt hại cho đàn lợn.

Lợn bị bệnh mắc liên cầu khuẩn thường có triệu chứng lâm sàng là bị viêm phổi, kết hợp bị sưng khớp, bị què, ăn ít hoặc bỏ ăn. Nếu không điều trị sớm, khớp bị làm mủ, bệnh kéo dài có thể làm cho lợn bị chết hoặc biến chứng sang nhiều loại bệnh khác.

Có thể phòng bệnh liên cầu lợn bằng các loại thuốc T. Gastron; Vidan-T; T.Amoxygen; Anagin+ Vít C. Đây là các loại thuốc hiệu dụng nhất hiện nay dùng để phòng bệnh cho lợn. Định kỳ dùng thuốc tốt nhất 3 tháng/lần; đối với lợn nái, lợn đực giống có thể kéo dài 6 tháng/lần dùng thuốc.

Khi lợn bị mắc liên cầu, dùng thuốc Lincogen.LA, kết hợp với một trong các loại thuốc dùng để phòng bệnh nêu trên. Tiêm bắp cho lợn mỗi loại 0,5ml/lần tiêm/cho từ 5 - 8kg trọng lượng cơ thể lợn. Thực hiện tiêm 2 lần/ngày, thời gian giữa 2 lần tiêm là 12 giờ.

Trường hợp khớp bị viêm hóa mủ, ngoài việc tiêm bắp còn phải tiêm trực tiếp vào vùng có mủ. Cũng có thể dùng phác đồ điều trị khác: Dùng Ceftiofur, kết hợp với Lincogen.LA để điều trị sẽ cho kết quả tốt, lợn khỏi bệnh nhanh, tiết kiệm thời gian điều trị bệnh cho lợn.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem