Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Khi nhấn đăng nhập đồng nghĩa với việc bạn đã đồng ý với điều khoản sử dụng của báo Dân Việt
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Mã xác nhận
Đăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Nông dân Việt Nam xuất sắc 2024 đến từ tỉnh Vĩnh Phúc-Nguyễn Tiến Lộc đề nghị các ngân hàng cần đơn giản hóa các thủ vay vốn để các nông dân, doanh nghiệp dễ và nhanh tiếp cận được nguồn vốn.
Mong được hỗ trợ mặt bằng để mở rộng sản xuất theo chuỗi tuần hoàn
Anh Nguyễn Tiến Lộc, NDVNXS 2024 ở xã Vĩnh Thịnh, huyện Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc cho biết, Vĩnh Phúc là một trong 6 tỉnh có quy mô đàn bò sữa lớn nhất cả nước. Trong đó, riêng xã Vĩnh Thịnh (Vĩnh Tường) quê tôi chiếm tới 60% tổng đàn bò sữa của tỉnh.
Nghề chăn nuôi bò sữa đã có ở xã Vĩnh Thịnh gần 30 năm nay và được đánh giá là nghề mũi nhọn quan trọng của xã. Toàn xã Vĩnh Thịnh có tổng đàn bò sữa hơn 14.000 con với sản lượng sữa tươi đạt 100 tấn sữa/ngày.
"Mặc dù có sản lượng sữa tươi rất lớn nhưng trên địa bàn xã Vĩnh Thịnh nói riêng, huyện Vĩnh Tường nói chung chưa có cơ sở chế biến các sản phẩm từ sữa bò. Bởi vậy, hầu hết sữa tươi từ đàn bò sữa Vĩnh Thịnh được xuất bán nguyên liệu cho Công ty cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk), Công ty Cô gái Hà Lan và Công ty cổ phần Sữa quốc tế IDP.
Việc xuất bán sữa nguyên liệu mặc dù mang lại thu nhập ổn định nhưng thương hiệu sữa của địa phương không được người tiêu dùng biết đến"- anh Lộc chia sẻ.
Là một người con của xã Vĩnh Thịnh, anh Lộc luôn ấp ủ khát vọng được sản xuất, chế biến các sản phẩm chất lượng từ sữa tươi ngay trên chính quê hương của mình, giúp người chăn nuôi có nơi tiêu thụ ổn định.
Nghĩ là phải làm, phải hành động, tháng 5/2021, Nông dân Việt Nam xuất sắc Nguyễn Tiến Lộc đã thành lập Công ty CP Chăn nuôi và Chế biến sữa Vĩnh Thịnh với tổng công suất 1.500 - 2.000 tấn sản phẩm/năm.
"Hiện nay, công ty đã nhập ngoại thiết bị đồng bộ, hiện đại theo tiêu chuẩn châu Âu. Quy trình sản xuất được thực hiện khép kín theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 22000:2018. Khi đầu tư được công nghệ, máy móc hiện đại vào chế biến, giá trị sản phẩm sữa tươi của bà con nông dân đã được nâng lên rất nhiều".
Đến thời điểm này, các trường mầm non với gần 9.000 trẻ trên địa bàn huyện Vĩnh Tường đã triển khai chương trình sữa học đường cho trẻ sử dụng sản phẩm sữa của công ty"- NDVNXS 2024 ở Vĩnh Phúc phấn khởi cho biết.
Chia sẻ thêm về kế hoạch trong tương lai, anh Lộc cho hay: Sắp tới, chúng tôi đang có kế hoạch mở rộng sản xuất và xây dựng dây chuyền tuần hoàn từ chăn nuôi đến chế biến, tiêu thụ sản phẩm.
Theo đó, chúng tôi rất mong các bộ ngành trung ương và tỉnh xem xét hỗ trợ quỹ đất đủ rộng, đủ điều kiện để doanh nghiệp xây dựng mô hình tuần hoàn theo chuỗi.
Bên cạnh đó, chúng tôi và nhiều nông dân, doanh nghiệp rất mong các ngân hàng tạo điều kiện cho vay vốn ưu đãi, trong đó, các ngân hàng cần đơn giản hóa thủ tục vay vốn để các đơn vị tiếp cận vốn nhanh và thuận lợi hơn.
Các ngân hàng cần đơn giản hóa thủ tục vay vốn
Cũng theo anh Lộc, để thực hiện thủ tục vay vốn từ ngân hàng, các doanh nghiệp cần cung cấp 3 loại hồ sơ: Hồ sơ pháp lý, hồ sơ tài chính và hồ sơ tài sản bảo đảm. Đối với hồ sơ pháp lý, giấy tờ cần cung cấp liên quan đến đăng ký kinh doanh và đại diện pháp luật của doanh nghiệp nên hầu như không có vướng mắc gì. Tiếp theo là đến hồ sơ tài chính, trong đó yêu cầu cung cấp báo cáo tài chính, phương án kinh doanh để làm căn cứ năng lực trả nợ của doanh nghiệp khi vay vốn.
Đối với những doanh nghiệp lớn, khả năng quản trị kinh doanh tốt thì việc cung cấp báo cáo tài chính, phương án kinh doanh không thành vấn đề. Tuy nhiên, đối với những doanh nghiệp nhỏ, hộ kinh doanh thì gặp khá nhiều khó khăn trong việc cung cấp các giấy tờ này cho ngân hàng.
Để khắc phục tình trạng đó, hiện nay, một số ngân hàng thương mại cho phép những doanh nghiệp nhỏ, hộ kinh doanh nếu không cung cấp được báo cáo tài chính theo chuẩn mực thì có thể cung cấp sổ ghi chép mua, bán hàng hóa cũng như số lượng hàng tồn kho để làm căn cứ đánh giá năng lực trả nợ.
Tuy nhiên, theo anh Lộc, trong thời gian tới, các tổ chức tín dụng cần tiết giảm thêm chi phí hoạt động, cắt giảm tối đa những khoản phí không cần thiết, đơn giản hóa quy trình thủ tục cho vay, tăng cường năng lực thu thập, khai thác thông tin về đánh giá tín nhiệm khách hàng để nâng cao hiệu quả thẩm định... nhằm tạo điều kiện tăng khả năng tiếp cận tín dụng của doanh nghiệp, người dân.
Về lâu dài, các ngân hàng cần tập trung thực thi có hiệu quả nhóm giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa phát triển bền vững, phát triển chuỗi giá trị; cải tổ các Quỹ bảo lãnh tín dụng và tăng cường vai trò của những cơ quan quản lý địa phương...
Vui lòng nhập nội dung bình luận.