Nuôi la liệt con đặc sản "răng hô" mắn đẻ, chỉ chặt tre cho ăn, anh nông dân Sơn La bất ngờ lãi nửa tỷ

Văn Ngọc Chủ nhật, ngày 13/02/2022 06:00 AM (GMT+7)
Với mô hình nuôi dúi lên tới 1.000 con, anh Quàng Văn Quốc, bản Ót Luông, xã Chiềng Cọ, thành phố Sơn La (Sơn La) có doanh thu lên đến hàng tỷ đồng mỗi năm. Sau khi trừ hết chi phí anh lãi hơn 500 triệu đồng từ mô hình nuôi con dúi đặc sản.
Bình luận 0

Clip: Anh nông dân chân đất Quàng Văn Quốc, bản Ót Luông, xã Chiềng Cọ, thành phố Sơn La (Sơn La) chia sẻ về kinh nghiệm nuôi dúi, kỹ thuật nuôi dúi cơ bản.

Cả làng trồng cà phê, trồng mận, mỗi mình đi nuôi con dúi đặc sản

Theo chân cán bộ Hội Nông dân xã Chiềng Cọ đi trên tuyến đường được xây dựng kiên cố, chắc chắn, dại 3km từ QL6 vào trung tâm xã, chúng tôi đến thăm mô hình nuôi dúi của nông dân địa phương.

Dọc hai bên đường là những nương cà phê, vườn mận đang thời kỳ ra hoa nở trắng cả một vùng trời.

Nơi đây được mạnh danh là thủ phủ của cây cà phê và mận tam hoa, nhờ vào các loại cây trồng trên, cuộc sống của người dân nơi đây đã có nhiều thay đổi, có của ăn của để. 

Tuy nhiên việc phát triển cây trên nương vất vả, quanh năm "bán mặt cho đất, bán lưng cho trời" phụ thuộc thời tiết, thị trường tiêu thụ "năm được mùa thì mất giá"

Thế nhưng, trái với những người nông dân khác, anh Quàng Văn Quốc, bản Ót Luông, xã Chiềng Cọ, thành phố Sơn La (Sơn La) lại chọn cho mình một hướng đi riêng để phát triển kinh tế, vươn lên làm giàu chính đáng bằng mô hình nuôi dúi. 

Sau nhiều năm cố gắng, cuối cùng anh nông dân, đã có một trang trại nuôi dúi lớn vùng, mang về doanh thu hàng tỷ đồng mỗi năm.

Sơn La: Anh nông dân chân đất bỏ phương thức canh tác lạc hậu sang nuôi dúi, mỗi năm lãi nửa tỷ - Ảnh 3.

Anh Quàng Văn Quốc, bản Ót Luông, xã Chiềng Cọ, thành phố Sơn La (Sơn La) đăng kiểm tra sức khỏe cho đàn dùi của gia đình. Ảnh: Văn Ngọc

Chúng tôi gặp anh Quốc lúc anh đang chuẩn bị những khẩu phần ăn cho đàn dúi của gia đình. Chỉ vào cây tre tươi dài khoảng 20 m đã chặt về đề ngoài sân anh Quốc nói; đây khẩu phần ăn một ngày của đàn dúi, một ngày một cây tre này với vài khúc mia như thế này cho đàn dúi là xong.

Sơn La: Anh nông dân chân đất bỏ phương thức canh tác lạc hậu sang nuôi dúi, mỗi năm lãi nửa tỷ - Ảnh 4.

Một con dúi trưởng thành mỗi ngày chỉ cần cho ăn mẩu mía, mẩu tre là được, với dúi nhỡ thì khẩu phần ăn ít hơn. Ảnh: Văn Ngọc

Anh Quốc tâm sự, trước khi bén duyên với con dúi, anh cũng như bao người dân khác ở trong bản canh tác các loại cây trồng trên nương.

Tuy nhiên, việc phát triển cây trên nương phụ thuộc vào nhiều yếu tố, thu nhập ít ỏi không đủ trang trải cho cuộc sống của gia đình. 

Anh Quốc đã quyết định tìm hướng đi mới, với mong muốn đơn giản là có cuộc sống tốt hơn.

Tìm đủ hướng đi mới, cuối cùng anh nhận thấy con dúi dễ nuôi, thức ăn đơn giản dễ kiếm, lợi nhuận cao, phù hợp với điều kiện của gia đình. Sau khi bàn bạc kỹ với vợ con, anh Quốc tìm đến nhiều mô hình nuôi dúi trong và ngoài tỉnh thăm quan, học hỏi để lấy kinh nghiệm.

Đầu năm 2016, anh bỏ hơn 20 triệu để mua 20 cặp dúi về nuôi thử. Trong quá trình nuôi anh không ngừng học hỏi thêm kinh nghiệm, trau dồi thêm vốn kiến thức về nuôi dúi. 

Với sự chịu thương chịu khó, dưới bàn tay chăm sóc của anh, đàn dúi phát triển tốt và không gặp chút khó khăn gì. Tuy nhiên lúc ghép đôi cho dúi sinh sản, anh gặp vô vàn khó khăn, dẫn đến thất bại, dù trước đó đã tham khảo học hỏi nhiều cách.

Sơn La: Anh nông dân chân đất bỏ phương thức canh tác lạc hậu sang nuôi dúi, mỗi năm lãi nửa tỷ - Ảnh 6.

Mỗi năm dúi mẹ có thể đẻ 2 hoặc 4 lứa, mỗi lứa dúi mẹ đẻ 2 – 5 con. Sau 8 tháng tuổi là dúi có khả năng sinh sản. Ảnh: Văn Ngọc

"Ngày đó do mình không biết thời gian động dục của con dúi cái nên cứ thả con đực vào là chúng nó cắn nhau tả tơi, dẫn đến thất bại. Phải chăm sóc lại rất mất thời gian, khiến năm đầu tiên tôi chẳng có con dúi nào sinh sản thành công" anh Quốc nói.

Nuôi dúi mỗi năm ăn chắc hơn nửa tỷ đồng

Thấy nuôi dúi lợi nhuận cao, anh mở rộng thêm mô hình, hiện trang trại nuôi dúi của anh Quốc với quy mô hơn 1.000 con.

Trang trại nuôi dúi của anh được chia thành 2 khu nuôi, tất cả đều được đầu tư đồng bộ khép kín. Trong chuồng nuôi dúi có hệ thống quạt hút gió, làm lưu thông không khí trong nhà tốt hơn, giúp môi trường nuôi luôn thông thoáng, sạch sẽ. 

Đối với những ngày thời tiết nắng nóng, có hệ thống phun sương mái chuồng, giảm nhiệt độ tối đa vào trong chuồng nuôi dúi những ngày nắng nóng. Nhờ có cách làm này mà đàn dúi của anh vẫn phát triển tốt vào những ngày thời tiết nắng nóng.

Chia sẻ về bí quyết nuôi dúi, anh Quốc cho biết, con dúi là loại gặm nhất nên rất dễ nuôi, thức ăn của dúi rất đơn giản và dễ kiếm như thân tre, thân cỏ voi, thân mía, thân cây ngô...

Một con dúi trưởng thành mỗi ngày chỉ cần cho ăn mẩu mía, mẩu tre là được, với dúi nhỡ thì khẩu phần ăn ít hơn. 

Ngoài ra, người nuôi cho dúi ăn thêm gốc cỏ voi, thân cây ngô để dúi có thêm chất dinh dưỡng, mau lớn. 

Để thức ăn cho dúi phong phú, anh Quốc còn trồng thêm 1.000 m2 cỏ voi vừa tận dụng lá ngọn chăn nuôi bò vừa lấy thân cho dúi ăn, chi phí thức ăn cho dúi không đáng kể. 

Nuôi dúi theo anh Quốc có cái hay nữa là người nuôi tận dụng phân dúi trộn với phân trâu bò để ủ bón cho cỏ, cà phê rất tốt.

Sơn La: Anh nông dân chân đất bỏ phương thức canh tác lạc hậu sang nuôi dúi, mỗi năm lãi nửa tỷ - Ảnh 8.

Thức ăn của dúi rất đơn giản và dễ kiếm như thân tre, thân cỏ voi, thân mía, thân cây ngô...Ảnh: Văn Ngọc

Chuồng nuôi dúi của anh Quốc chia từng ô vuông diện tích 50 x 50cm bằng gạch men, tổng diện tích 120m2. Nhiệt độ để dúi thích nghi là 25 - 32 độ C, che chắn chuồng trại ấm vào mùa đông và mát vào mùa hè sẽ giúp dúi sinh sản đều, lớn nhanh.

Mỗi năm dúi mẹ có thể đẻ 2 hoặc 4 lứa, mỗi lứa dúi mẹ đẻ 2 – 5 con. Sau 8 tháng tuổi là dúi có khả năng sinh sản. Dúi trưởng thành có chiều dài thân 35 - 40 cm, trọng lượng 1,5 – 2 kg/con.

Sơn La: Anh nông dân chân đất bỏ phương thức canh tác lạc hậu sang nuôi dúi, mỗi năm lãi nửa tỷ - Ảnh 9.

Nhiệt độ để dúi thích nghi là 25 - 32 độ C, che chắn chuồng trại ấm vào mùa đông và mát vào mùa hè sẽ giúp dúi sinh sản đều, lớn nhanh. Ảnh: Văn Ngọc

Giá bán dúi thịt là 600.000 đồng/kg, giá bán dúi giống từ 3,5 - 4,2 triệu đồng/cặp (đối với dúi mốc) và từ 18 - 20 triệu đồng/cặp (đối với dúi má đào). 

Trung bình mỗi năm trang trại nuôi dúi của anh Quốc xuất chuồng khoảng 1.000 con dúi giống và dúi thịt thương phẩm, sau khi trừ chi phí anh lãi 500 triệu đồng

Sơn La: Anh nông dân chân đất bỏ phương thức canh tác lạc hậu sang nuôi dúi, mỗi năm lãi nửa tỷ - Ảnh 10.

Giá bán dúi thịt là 600.000 đồng/kg, giá bán dúi giống từ 3,5 - 4,2 triệu đồng/cặp (đối với dúi mốc) và từ 18 - 20 triệu đồng/cặp (đối với dúi má đào). Ảnh: Văn Ngọc

"Do thịt dúi là đặc sản nên được nhiều khách hàng tìm mua, nuôi được bao nhiêu có thương lái đến tìm mua tận nhà, thậm chí các nhà hàng ở ngoài thành phố con đặt tiền cọc trước từ mấy tháng", anh Quốc nói"

Không chỉ phát triển kinh tế cho mình, anh Quốc luôn tích cực hướng dẫn, giúp đỡ và sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm nuôi dúi cho nhiều hộ dân trong bản, trong xã mong muốn làm giàu trên chính mảnh đất của quê hương mình.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem