"Quái" me thế bay, dáng tam long xưa nay hiếm ở Sài thành

Thứ tư, ngày 22/03/2017 14:00 PM (GMT+7)
Được phát hiện ở Phú Yên, cây me thế bay, dáng tam long (ba đầu rồng) khoảng 100 tuổi cùng độ “quái” khó tìm ra cây thứ hai của ông Trịnh Công Minh đang được chăm sóc tại một vườn cây cảnh ở Hóc Môn, TPHCM.
Bình luận 0

Với một dáng vẻ hết sức kỳ quái, các nhánh cây me hùng dũng không khác nào một con bạch tuộc. Nhìn từ xa, cây đã nổi bật giữa vườn cây cảnh nằm ngay ngã tư đường Bà Triệu - Song Hành Quốc lộ 22, thị trấn Hóc Môn, TPHCM. Chủ cây là ông Trịnh Công Minh, sống và làm việc ở Q.12, TPHCM.

Đến gần quan sát mới thấy hết được độ quái hiếm có của cây me. Ba nhánh chính với các u nần nổi lên như ba đầu rồng trong tư thế muốn vút bay lên trời thể hiện khí chất dũng mãnh, quyết đoán, không bỏ cuộc.

img

Cây me dáng "ba đầu rồng" hết sức "quái" ở trong vườn cây cảnh của ông Trịnh Công Minh đang được chăm sóc tại vườn cây cảnh ngã tư đường Bà Triệu - Song Hành Quốc lộ 22, thị trấn Hóc Môn, TPHCM

img

Để phân biệt được độ "khủng" về mặt giá trị của cây me, thông thường người ta sẽ nhìn vào độ lớn của gốc, độ sần sùi của thân cây có thể nhìn mặt đoán tuổi. Tuy nhiên, cây me mà chỉ đọ tuổi thì chỉ được xem là cây cổ thụ, không thiếu ở các làng quê, thậm chí đôi khi còn phải chặt bỏ đi...

Theo đánh giá của giới "chơi” cây kiểng chuyên nghiệp, tuổi đời cây me “tam long” của ông Minh không dưới 100 năm. Nhưng cái quý, cái hiếm và có thể gọi là "độc nhất vô nhị" với cây me này, chính ở cái dáng tam long trời phú một cách tự nhiên chứ không qua bàn tay cắt gọt, chế tác nhào nặn từ con người. Tìm được một cây cảnh quái, lạ đã khó mà độ quái độ, độ lạ ấy lại do trời ban như một vật phẩm của thiên nhiên thì được xếp vào hàng "xưa nay hiếm”.

img

Thế nghiêng vững chãi càu cây me “tam long” thể hiện sự kiên cường đã đương đầu với nhiều bão tố, thách thức trong tự nhiên với một khoảng thời gian dài. Điều này cũng được chủ cây, ông Trịnh Công Minh khẳng định cách đây gần 10 năm, ông đi săn tìm cây me ở Phú Yên thì phát hiện ra cây me độc lạ này đứng hiên ngang ở sườn bờ suối trong rừng sâu hun hút.

Để đưa được cây từ rừng xuống mặt bằng là một hành trình không đơn giản, ông Minh phải thuê người làm đường, thuê rãy của người dân tộc để mở đường “rước cụ về nhà”.

img

Thế cây đổ ngang nhưng các nhánh cây vẫn hùng dũng vươn theo thế bay

Trong vườn cây ở miền Trung của gia đình ông Minh còn một số cây me quý giá khác nhưng cây me tam long này độc và đẹp nhất nên ông quyết định đưa cây về Sài Gòn để mọi người chiêm ngưỡng. Như ông Minh vẫn hay đùa, yêu cây như yêu người, những lúc làm việc mệt mỏi, căng thẳng dành chút thời gian chăm sóc, ngắm nghía cây me kỳ quái của mình là như như uống vài liều thuốc tiên.

Khác với nhiều loại cây cảnh khác, cây me với lá me, đặc biệt là quả me còn được xem là vị thuốc chữa bách bệnh mà nhiều người không để ý. Như lá me dùng để chữa ho, làm ấm bụng; quả mẹ tốt cho tiêu hóa; giải nhiệt, cung cấp VitaminC, trị rôm sảy hay cả hạt me có thể làm thuốc để xổ giun, khử trùng, giúp trị đường tiểu...

Hiện cây me “ba đầu rồng” của ông Trịnh Công Minh được định giá tiền tỷ. Ông Minh kể, ông cũng có ý định bán cây me nhưng cứ nấn ná giữ lại để ngắm, để mọi người đến xem cây. Rồi đây có bán hay không, ông cười hiền lành nói với cây cảnh mang giá trị tinh thần rất lớn, việc bán cây còn tùy duyên và tùy lộc.

img

img

img

img

Cây me được trồng trong một chiếc chậu lớn vững chãi, chiều cao nguyên chậu trên 3,2m; thân cây sần sùi với hoành lớn hơn 200cm; chiều dài khoảng 4m và chiều rộng tán cây tầm 2,5m.

Ảnh: Quang Nguyễn

Hoài Nam (Dân Trí)
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem