Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Khi nhấn đăng nhập đồng nghĩa với việc bạn đã đồng ý với điều khoản sử dụng của báo Dân Việt
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Mã xác nhận
Đăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Vào tháng 8, dư luận xôn xao về các phiên đấu giá đất ở huyện vùng ven Hà Nội như Thanh Oai và Hoài Đức, với số lượng hồ sơ đăng ký lớn, thời gian đấu giá dài và mức giá trúng tăng vọt, gấp hàng chục lần giá khởi điểm. Tình trạng này tiếp tục diễn ra trong các phiên đấu giá đất gần đây tại Hà Đông và Thường Tín.
Ngày 19/10, quận Hà Đông đã đấu giá thành công 27 thửa đất tại các phường Phú Lương, Yên Nghĩa, Dương Nội, với giá trúng cao nhất đạt 262 triệu đồng/m2, gấp 8 lần giá khởi điểm. Giá thấp nhất cũng chênh 5,8 lần, đạt 133 triệu đồng/m2.
Ngày 22/10, tại Thường Tín, 19 trong số 40 thửa đất tại xã Vạn Điểm được đấu giá thành công, với giá trúng cao nhất hơn 52,8 triệu đồng/m2 và thấp nhất 24,3 triệu đồng/m2. Bên cạnh đó, 21 thửa không thành công do vi phạm quy chế.
Dù đã được cơ quan chức năng vào cuộc nhưng cuối cùng, diễn biến những phiên đấu giá vẫn không có gì thay đổi, thậm chí, giá đất đấu giá còn tiếp tục tăng cao.
VARS cho rằng, có một số nguyên nhân chủ yếu là do giá khởi điểm đấu giá đất hiện nay vẫn còn rất thấp so với giá thị trường (chủ yếu do căn cứ vào bảng giá đất cũ từ năm 2020 hiệu lực tới 31/12/2025).
Bên cạnh đó, do cơn sốt đất đấu giá vẫn còn đang rất "nóng" nên nhu cầu sở hữu bất động sản và kỳ vọng lợi nhuận cao đã đẩy giá đất lên mức kỷ lục, khiến nhiều nhà đầu tư không tiếc tay chi tiền để sở hữu những lô đất có pháp lý rõ ràng.
Còn nguyên nhân quan trọng khác khiến giá đấu trúng tăng cao là từ hành vi trả giá cao rồi bỏ cọc, không nộp tiền trúng đấu giá. Nhiều người sẵn sàng chấp nhận rủi ro để hợp thức hóa giá trúng nhằm "thổi giá", tạo ra mức giá "ảo" làm căn cứ đẩy giá các lô đất liên quan để trục lợi.
Mặc dù cơ quan chức năng đã can thiệp nhằm đảm bảo tính minh bạch và hợp pháp trong quá trình đấu giá, nhưng việc điều chỉnh mức giá thị trường vẫn gặp khó khăn.
Việc quy chụp các hành vi này là đầu cơ, thổi giá hiện nay cũng đều xuất phát từ cảm tính, Việt Nam chưa có văn bản luật nào xác định hành vi này để làm căn cứ xử lý.
Theo quy định, cá nhân trúng đấu giá mà không nộp đủ tiền trong 120 ngày chỉ bị hủy kết quả và mất tiền cọc, mức phạt được coi là "khá nhẹ". Luật Đấu giá tài sản sửa đổi sẽ siết chặt quy định này từ 1/1/2025. VARS cho rằng, ngay cả khi quy định mới có hiệu lực, khả năng lập kỷ lục giá trong các phiên đấu giá đất vẫn rất cao do tình trạng cung - cầu và kỳ vọng tăng giá sẽ dần dần trở thành "chuyện thường ngày".
Để giải quyết tình trạng này, giảm thiểu tối đa tình trạng đầu cơ, VARS đưa ra nhiều kiến nghị, trong đó Nhà nước cần biện pháp mạnh tay hơn với các trường hợp trúng đấu giá và "lướt sóng" ngay. Mức phạt bỏ cọc cũng cần được xét cao hơn. Đặc biệt, vấn đề nút thắt nguồn cung cũng phải được sớm giải quyết, nhất là với các dự án đang bị vướng mắc về pháp lý.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.