Bất ngờ loại rau vốn được coi như "cỏ dại" vứt đâu cũng sống lại được xem là “vàng trên mặt đất”

An Nguyên Thứ bảy, ngày 01/04/2023 05:56 AM (GMT+7)
Rau má ta là loại rau dại vứt đâu cũng sống, thế nhưng không mấy ai biết nó có nhiều tác dụng quý đối với sức khỏe con người. Thậm chí, loại rau này còn được các thầy thuốc Đông y coi là tiên dược trời ban, là vàng trên mặt đất.
Bình luận 0

1. Tại sao rau má lại được xem là "vàng trên mặt đất"?

Rau má có tác dụng tiêu nhiệt, dưỡng âm, giải độc,… thường dùng để điều trị nhiều bệnh như viêm họng, viêm amidan, ngộ độc thực phẩm.

Bất ngờ loại rau được xem như "cỏ dại" vứt đâu cũng sống lại được xem là “vàng trên mặt đất” - Ảnh 1.

Loại rau được xem là “vàng trên mặt đất”, tiên dược trời ban.

Rau má là loại cây thân bò lan. Thân cây gầy và nhẵn, có màu lục ánh đỏ hoặc màu xanh lục. Lá hình thận, cuống dài và màu xanh. Phần đỉnh lá tròn kết cấu trơn nhẵn với gân lá dạng lưới hình chân vịt. Rễ có các mấu. Bộ rễ mọc thẳng đứng, màu trắng kem và được che phủ bằng lông tơ ở rễ. Hoa rau má có màu trắng, nằm gần mặt đất. Hoa lưỡng tính nhỏ hơn 3 mm với 5 – 6 thùy tràng hoa. Quả có hình mắt lưới dày đặc.

Bất ngờ loại rau được xem như "cỏ dại" vứt đâu cũng sống lại được xem là “vàng trên mặt đất” - Ảnh 2.

Rau má có tác dụng hạ sốt đối với cơ thể của con người, nhất là đối với những đứa trẻ. Rau má là một bài thuốc hạ sốt rất thần kỳ.

BS CKI Nguyễn Trần Như Thủy – Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM cho biết trong các loại rau có vị đắng, rau má là rau được sử dụng khá phổ biến.

Trong Đông y, rau má ngọt hơi đắng, tính mát, không độc, quy vào kinh tỳ can thận, tác dụng thanh nhiệt (hạ sốt), giải độc, lợi thủy (lợi tiều), lương huyết, thường dùng chữa viêm họng, ho, tiêu chảy, chữa mụn nhọt, mẩn ngứa. Một số người còn xay nước uống như một loại nước thanh nhiệt, hoặc nấu canh hoặc ăn kèm trong các món cuốn món lẩu.

Bất ngờ loại rau được xem như "cỏ dại" vứt đâu cũng sống lại được xem là “vàng trên mặt đất” - Ảnh 3.

Chế biến nước ép rau má.

Thành phần dinh dưỡng chính của rau má gồm: nước, tinh bột, chất xơ, vitamin C, vitamin B1, canxi, phosphor, gam sắt, beta caroten. Tác dụng thường được biết đến là chống lão hóa, dưỡng ẩm và làm đẹp da, bảo vệ tế bào thần kinh, chồng trầm cảm, giảm lo âu và điều trị mất ngủ, cải thiện sức khỏe

Vào những năm 1940, các nhà khoa học bắt đầu nghiên cứu về tác dụng của cây rau má. Nhờ những hoạt chất hóa học thuộc nhóm saponins, rau má giúp kích hoạt đẩy mạnh sinh collagen tốt cho da, tốt cho tim mạch vì rau má làm giảm cholesterol xấu trong máu đồng thời kích thích bài tiết nitric oxide (NO) của mô.

Hợp chất Bracoside B trong rau má có tác dụng lên hệ thần kinh trung ương, làm tăng cường chất trung gian chuyển hóa giúp não bộ hoạt động tốt hơn giúp cải thiện trí nhớ đặc biệt ở người già.

Đặc biệt, rau má còn có thể chế biến thành rất nhiều món ăn ngon hay là thức uống giải khát cực kỳ tốt cho sức khỏe. Rau má được sử dụng như một loại thực phẩm, có thể chế biến thành nhiều món ngon, hấp dẫn như: Gỏi rau má trộn thịt bò, canh rau má thịt băm, canh rau má tôm khô, tôm tươi, các loại nước giải khát, sinh tố rau má…

Bất ngờ loại rau được xem như "cỏ dại" vứt đâu cũng sống lại được xem là “vàng trên mặt đất” - Ảnh 4.

Chế biến rau má trộn gỏi tôm thịt.


2. Cách trồng rau má đúng kỹ thuật đem lại năng suất cao

Rau má là một loại rau thông dụng, không chỉ được sử dụng trong nấu ăn mà nó còn có nhiều tác dụng trong điều trị bệnh.

Đặc biệt, cách trồng rau má cũng rất đơn giản. Bạn chỉ cần tận dụng những chiếc chậu nhựa cũ kỹ để gieo trồng và chăm sóc rau má ngay tại nhà với các bước cực kỳ đơn giản. Trồng rau má không khó nhưng rau má rất nhạy cảm với thời tiết. Trong những ngày mưa nhiều hay nắng nóng sẽ làm rau bị ảnh hưởng.

Bất ngờ loại rau được xem như "cỏ dại" vứt đâu cũng sống lại được xem là “vàng trên mặt đất” - Ảnh 5.

Rau má có thể trồng quanh năm nhưng thích hợp nhất là vào cuối mùa mưa.

Bạn có thể trồng rau má trong thùng xốp hoặc dùng khay trồng rau, chậu nhựa chữ nhật để cây có đủ diện tích để phát triển tốt. Rau má có thể trồng trên nhiều loại đất khác nhau: Đất thịt pha cát, đất tơi xốp và loại đất phèn. Bạn nên sử dụng đất thịt pha cát là lý tưởng nhất. Điều quan trọng rằng, bạn cần phải đảm bảo một số yếu tố khác nữa về đất trồng rau má như độ tơi xốp, thoát nước, không sâu bệnh,…

Về hạt giống, cây giống: Hiện nay trên thị trường có tất cả 3 loại giống rau má. Đầu tiên đó là rau má mèo với đặc điểm là cây thấp, lá nhỏ, bò sát mặt đất. Loại thứ hai là rau má cọng tím, có thân màu tím, phái lá hành răng cưa. Loại cuối cùng là rau má mỡ, thân và lá to, xanh mướt.

Bất ngờ loại rau được xem như "cỏ dại" vứt đâu cũng sống lại được xem là “vàng trên mặt đất” - Ảnh 6.

Trồng rau má tại nhà không hề khó.

Để cho sản lượng như mong muốn nên khi trồng và chăm sóc rau má phải thực hiện tuần tự các bước:

Bước 1: Khác với một số hạt giống khác, vì rau má nảy mầm rất tốt nên chúng ta có thể bỏ qua khâu ngâm hạt mà gieo trực tiếp xuống đất

Bước 2: Tưới nước để tạo độ ẩm cho đất. Để gieo hạt cho thẳng hàng chúng ta có thể rạch một đường thẳng hoặc rắc đều hạt giống xuống đất với mật độ không quá dày.

Bước 3: Sau khi gieo hạt xong thì nên lấp một lớp đất mỏng trộn với tro trấu hoặc phân chuồng sàng kỹ lên hạt.

Bước 4: Tưới phun nước lên mặt đất vừa gieo để giữ ẩm. Phủ rơm rạ, bạt che để giữ ẩm và chống nắng cho hạt trong 3 đến 5 ngày đầu. Sau khi hạt đã nảy mầm thì dỡ các lớp che ra để cây đón ánh sáng để quang hợp.

Bất ngờ loại rau được xem như "cỏ dại" vứt đâu cũng sống lại được xem là “vàng trên mặt đất” - Ảnh 7.

Trồng rau thì ta không thể thiếu bước chăm sóc rau. Cụ thể, cách chăm sóc rau má rất đơn giản.

Đầu tiên, bạn cần tưới nước thường xuyên cho cây. Mỗi ngày 2 lần vào buổi sáng và chiều tối. Nếu trời mưa thì bạn nên giảm số lần tưới. Bạn cần chú ý theo dõi vào những lúc trời mưa này để tránh tình trạng đất bị ngập úng khiến cây bị thối.

Cây rau má thường mọc bò trên mặt đất. Vì thế bạn cần thường xuyên làm cỏ để lấy khoảng trồng cho cây phát triển.

Khoảng 2 tuần sau khi gieo hạt, nếu rau má phát triển quá dày thì bạn có thể tỉa bớt và bắt đầu trồng sang một chậu mới.

Tiến hành bón phân sau khoảng 3 tuần gieo hạt. Loại phân bạn có thể sử dụng là: phân hữu cơ, phân bò, phân gà, phân cá, phân trùn quế,… Sau đó, bạn cứ bón phân mỗi 10-15 ngày 1 lần.

3. Một số lưu ý khi sử dụng rau má

Người có thể chất hư hàn không nên uống nhiều nước rau má, không đi nắng ngay sau khi uống rau má, không uống rau má thay nước lọc. Việc uống nước rau má quá nhiều như uống nước lọc khiến bạn bị đầy bụng, tiêu chảy, tình trạng nghiêm trọng hơn với người có thân nhiệt thấp, hay bị lạnh bụng.

Bất ngờ loại rau được xem như "cỏ dại" vứt đâu cũng sống lại được xem là “vàng trên mặt đất” - Ảnh 8.

Một số lưu ý khi sử dụng rau má.

Ngoài ra, dùng rau má nhiều còn khiến bạn nhức đầu, choáng váng, giảm khả năng mang thai và tăng nguy cơ sảy thai. Cẩn trọng vì nước rau má có thể tương tác với các thuốc gây buồn ngủ và thuốc chống co giật, barbiturat, benzodiazepin, thuốc trị mất ngủ và các thuốc chống trầm cảm. Nước rau má cũng có thể làm giảm hiệu quả của insulin chích, thuốc tiểu đường loại uống và các thuốc hạ cholesterol. Bạn cần hạn chế cho thêm đường vào nước rau má, nếu có đường tiêu hóa không tốt, khi uống bạn có thể ăn thêm một vài lát gừng tươi.

Các loại rau có vị đắng nên nhiều người thường không thích ăn, nhưng đa phần chúng lại chứa nhiều vitamin, khoáng chất và là thuốc chữa bệnh rất tốt, giúp giảm nguy cơ mắc ung thư, hỗ trợ điều trị các bệnh về tim mạch, tiểu đường; hỗ trợ tiêu hóa, tốt mắt và gan.

Tuy nhiên, với một số người có thể chất đặc biệt như trẻ nhỏ, người có cơ thể hư nhược, người đang mang thai, người đang cho con bú hoặc đang sử dụng một số thuốc đặc trị cần có sự tham vấn từ bác sĩ để biết cách sử dụng rau đúng cách, tránh gây tác dụng phụ bất lợi cho cơ thể.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem