Sâm Lai Châu chưa được bán đại trà, chủ yếu mở rộng diện tích trồng

Nhóm PV Thứ sáu, ngày 08/09/2023 10:06 AM (GMT+7)
Trên địa bàn tỉnh Lai Châu, sâm được phát hiện từ năm 2013, thấy giá trị của sâm, các doanh nghiệp, HTX, nông dân trên địa bàn tỉnh đã tích cực phát triển sâm.
Bình luận 0

Trên địa bàn tỉnh Lai Châu hiện nay có 35ha sâm với sự tham gia của 22 doanh nghiệp, HTX và trên 200 hộ gia đình.

"Lai Châu là tỉnh có điều kiện phát triển sâm - một loại dược liệu quý. Đến nay, Thủ tướng đã ban hành Quyết định về phát triển sâm Việt Nam, trong đó có sâm Lai Châu", ông Nguyễn Trọng Lịch – Phó Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Lai Châu chia sẻ.

Sâm Lai Châu chưa được bán đại trà, chủ yếu mở rộng diện tích trồng - Ảnh 1.

Ông Nguyễn Trọng Lịch – Phó Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Lai Châu chia sẻ trong buổi tọa đàm. Ảnh: Hưng Phạm.

Ông Lịch cho biết thêm: Tỉnh đã tích cực chuẩn bị triển khai các chương trình nhằm phát triển sâm Lai Châu trên địa bàn. Sau khi Thủ tướng ban hành Quyết định, tỉnh đã ban hành nghị quyết phát triển sâm trên địa bàn và sau đó có chương trình phát triển sâm Lai Châu; Chuẩn bị nội dung để làm việc với Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, cũng như các đơn vị liên quan; Các cơ quan chuyên môn triển khai dự thảo quy trình trồng, chăm sóc, sơ chế sâm Lai Châu....

Hiện nay, tỉnh Lai Châu mới phát triển với diện tích nhỏ, đang tập trung phát triển trồng, nhân giống sâm. Hiện nay, vấn đề khai thác là có nhưng chưa đáng kể, các sản phẩm sâm mang tính thương hiệu chưa có sản phẩm đại trà; với một số sản phẩm đơn giản như: Sâm ngâm rượu, sâm ngâm mật ong...

Sâm Lai Châu chưa được bán đại trà, chủ yếu mở rộng diện tích trồng - Ảnh 2.

Hình ảnh bên trong vườn sâm của một công ty ở tỉnh Lai Châu.

Thượng tá Phùng Ngọc Trường, Công an tỉnh Lai Châu cho biết: "Trong thời gian vừa qua được sự chỉ đạo của Ban Giám đốc công an tỉnh, các lực lượng chức năng đã phối hợp rất tốt với biên phòng, kiểm lâm. Với phương châm quyết liệt đã được các cơ quan chức năng đánh giá sâm là cây dược liệu có giá trị kinh tế cao, chính vì thế các đối tượng buôn bán trên thị trường, từ đó bảo vệ người tiêu dùng.

Những năm gần đây chúng tôi đã phát hiện và xử lý 18 vụ việc, trong đó khởi tố 5 vụ án để xử lý nghiêm minh trước pháp luật. Từ công tác đấu tranh quyết liệt, đâu đó các đối tượng đã co cụm lại, đặc biệt các đối tượng buôn bán trên mạng xã hội đã hạn chế rất nhiều. Tôi đánh giá sự vào cuộc rất quyết liệt của tỉnh và lực lượng chức năng để bảo vệ người tiêu dùng".

Thượng tá Phùng Ngọc Trường cho biết thêm, hiện nay các đối tượng có nhập thì hàng rất ít, lợi dụng đêm tối, đường sá miền núi đi lại khó khăn để gây khó khăn cho lực lượng chức năng. Tuy nhiên với phương châm quyết liệt, Công an tỉnh Lai Châu làm sao ngăn chặn tối đa việc nhập lậu sâm. Trong thời gian tới, Công an tỉnh Lai Châu kiến nghị, ngoài phối hợp quyết liệt với cơ quan chức năng để xử lý, đấu tranh phòng chống tội phạm liên quan đến sâm, cần đẩy mạnh tuyên truyền nhận diện hai loại sâm quý hiếm này.


Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem