Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Khi nhấn đăng nhập đồng nghĩa với việc bạn đã đồng ý với điều khoản sử dụng của báo Dân Việt
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Mã xác nhận
Đăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Chiều 19/12, Cục Thú y (Bộ NNPTNT) tổ chức hội nghị tổng kết công tác năm 2022 và triển khai nhiệm năm 2023. Tại hội nghị, ông Nguyễn Văn Long, Cục trưởng Cục Thú y cho biết, trong năm 2022, tất cả các dịch bệnh nguy hiểm trên đàn vật nuôi đã được kiểm soát tốt, tạo điều kiện thuận lợi cho chăn nuôi phát triển, bảo đảm nguồn cung thực phẩm cho tiêu dùng trong nước và đẩy mạnh xuất khẩu động vật, sản phẩm động vật.
"Hầu hết các dịch bệnh nguy hiểm đều giảm tối thiểu 75% so với cùng kỳ năm 2021, đặc biệt các bệnh trước đây bị ảnh hưởng rất lớn như bệnh tai xanh, lở mồm long móng, viêm da nổi cục... đã giảm trên 95%. Tuy nhiên, cả nước có 64 trường hợp người chết vì bệnh dại, tăng 16 trường hợp. Ngay lập tức Cục Thú y đã báo cáo Bộ trình Thủ tướng Chính phủ ban hành chỉ thị về phòng chống bệnh dại" - ông Long nói.
Từ đầu năm 2022 đến nay, cả nước đã xảy ra 1.217 ổ dịch tả lợn châu Phi tại 53 tỉnh, thành phố, buộc tiêu hủy 57.914 con lợn. Hiện nay, có 45 xã thuộc 27 huyện của 16 tỉnh chưa qua 21 ngày. So với cùng kỳ năm 2021, số ổ dịch giảm 60%, số lợn bị phải tiêu hủy tại các ổ dịch giảm gần 80%.
Đối với dịch cúm gia cầm, từ đầu năm 2022 đến nay, cả nước đã xảy ra 48 ổ dịch tại 38 huyện của 22 tỉnh, thành phố. Tổng số gia cầm mắc bệnh, chết và tiêu hủy là 97.822 con. Hiện nay, có 7 ổ dịch cúm gia cầm A/H5N1 tại 4 tỉnh Kon Tum, Quảng Ngãi, Đắk Lắk và Nghệ An chưa qua 21 ngày. So với cùng kỳ năm 2021, số ổ dịch giảm 60%, số gia cầm bị dịch phải tiêu hủy giảm hơn 78%.
Trong năm 2022, đã có 1 trường hợp người nhiễm nhiễm vi rút cúm gia cầm, chủng A/H5 tại tỉnh Phú Thọ sau hơn 8 năm Việt Nam không có trường hợp người tử vong hoặc nhiễm vi rút cúm A/H5.
Hai bệnh lở mồm long móng và viêm da nổi cục từng gây ảnh hưởng lớn đến đàn vật nuôi, nhưng trong năm 2022 đã được khống chế tương đối tốt. Đặc biệt là bệnh viêm da nổi cục, cả nước phát sinh 247 ổ dịch tại 16 tỉnh, thành phố. Số gia súc mắc bệnh là 2.270 con, số gia súc buộc tiêu hủy 455 con trâu, bò.
Hiện nay, cả nước có 2 ổ dịch viêm da nổi cục tại 2 tỉnh Đắk Lắk và Quảng Ngãi chưa qua 21 ngày. So với cùng kỳ năm 2021, số tỉnh bị dịch bệnh viêm da nổi cục giảm 70,9%, số ổ dịch giảm 94,32%, số gia súc mắc bệnh giảm 98,9%, số gia súc chết và tiêu hủy là giảm 98,44%.
Theo ông Nguyễn Văn Long, trong nhiều năm qua, lãnh đạo Bộ NNPTNT đã chỉ đạo phòng bệnh chủ động, phòng bệnh từ sớm, từ xa, trong đó coi trọng xây dựng các vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh là mấu chốt, quan trọng.
Trong năm 2022, cả nước đã xây dựng được 608 vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh, tăng 195 vùng, cơ sở so với năm 2021 (413 vùng, cơ sở). Trong đó, có 328 vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh trên gia súc (năm 2021 là 227 vùng, cơ sở); 271 vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh trên gia cầm (năm 2021 là 175 vùng, cơ sở) và 9 vùng an toàn dịch bệnh dại động vật cấp quận, huyện (năm 2021 có 11 cơ sở cấp xã).
Lũy kế từ năm 2016 đến nay, cả nước đã xây dựng được 2.394 vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh tại 55 tỉnh, thành phố. Trong đó có 2.210 cơ sở, vùngan toàn dịch bệnh tại 55 tỉnh, thành phố với 4.125 lượt chứng nhận an toàn dịch bệnh đối với 20 bệnh.
Nhờ dịch bệnh được kiểm soát tốt, Việt Nam đã đàm phán, mở cửa thị trường thành công nhiều sản phẩm chăn nuôi. Sau 4 năm đàm phám, ngày 9/11/2022 Bộ NNPTNT Việt Nam và Tổng cục Hải quan Trung Quốc đã ký Nghị định thư yêu cầu kiểm dịch, kiểm tra và vệ sinh thú y đối với sản phẩm tổ yến xuất khẩu từ Việt Nam sang Trung Quốc.
Hiện nay, Cục Thú y đang tiến hành trao đổi với phía Trung Quốc để thống nhất mẫu Giấy chứng nhận kiểm dịch xuất khẩu; đồng thời hướng dẫn các doanh nghiệp xuất khẩu tổ yến chuẩn bị các điều kiện cần thiết để đăng ký xuất khẩu.
Trước đó, ngày 31/8/2022, Nhật Bản tiếp tục thông báo chấp thuận cho nhà máy chế biến thịt gà của Công ty cổ phần CP tại Bình Phước xuất khẩu thịt gà chế biến sang Nhật Bản. Hiện nay, Cục Thú y đang tiếp tục đàm phán để xuất khẩu sản phẩm này sang Hàn Quốc, EU, Anh, các nước Trung Đông.
Từ thời điểm thịt gà chế biến của Việt Nam được phép xuất khẩu cho đến nay, các Công ty của Việt Nam đã xuất khẩu được hơn 11.000 tấn thịt gà chế biến với giá trị hơn 60 triệu đô la Mỹ. Trong đó, năm 2022, đã xuất khẩu được gần 3.700 tấn thịt gà chế biến, tăng 31,18% so với năm 2021 (hơn 2.800 tấn).
Việt Nam cũng đẩy mạnh xuất khẩu gia cầm giống, lợn giống, thủy sản giống. Trong năm 2022, số lượng gia cầm giống được kiểm dịch xuất khẩu tăng mạnh đạt hơn 800.000 con, tăng 9,37% so với cùng kỳ năm 2021 (gần 700.000 con). Việt Nam đã xuất khẩu gà giống sang Lào.
Cục Thú y đã thực hiện kiểm dịch và cấp giấy chứng nhận kiểm dịch xuất khẩu 15.490 con lợn giống sang Campuchia, Lào, tăng gần 193% so với năm 2021. Về giống thủy sản, trong năm 2022, Việt Nam đã xuất khẩu được khoảng 84 triệu con tôm giống và hơn 12 triệu con cá cảnh các loại. So với năm 2021, lượng tôm giống xuất khẩu tăng mạnh hơn 200%.
Phát biểu chỉ đạo hội nghị, Thứ trưởng Bộ NNPTNT Phùng Đức Tiến đánh giá cao những kết quả mà Cục Thú y đã đạt được, đặc biệt trong công tác phòng, chống dịch bệnh trên đàn vật nuôi. "Dịch tả lợn châu Phi làm chết 9 triệu con phải tiêu hủy, nay giảm xuống còn gần 58.000 con" - ông Tiến đơn cử.
Liên quan tới bệnh dại làm 64 người chết trong năm 2022, ông Tiến cho rằng, việc phòng chống bệnh dại cốt lõi là tiêm vaccine. "Vừa rồi qua dịch Covid-19, mọi người mới khẳng định vaccine là lá chắn thép" - ông Tiến khẳng định và cho biết điều quan trọng nhất là việc triển khai tiêm vaccine.
Trong năm 2022, Việt Nam đã gây tiếng vang lớn khi sản xuất thành công 2 loại vaccine dịch tả lợn châu Phi là: NAVET-ASFVAC và AVAC ASF LIVE do Công ty Cổ phần thuốc thú y Trung ương NAVETCO và Công ty Cổ phần Avac Việt Nam sản xuất.
Để đảm bảo việc sử dụng vắc xin phải an toàn, hiệu lực bảo hộ cao trên thực địa, Bộ NNPTNT đang chỉ đạo Cục Thú y phối hợp với các đơn vị liên quan tiếp tục giám sát, đánh giá thận trọng 2 loại vaccine này trên diện hẹp trước khi đưa ra khuyến cáo sử dụng trên phạm vi cả nước. Cụ thể, quá trình tiêm thí điểm đánh giá 2 vaccine trên diện hẹp đang diễn ra tại 36 tỉnh, thành phố với 1,2 triệu liều vaccine được tiêm cho đối tượng lợn từ 8 đến 10 tuần tuổi.
Tính đến thời điểm hiện tại đã tiêm được trên 30.000 liều, trong đó vaccine AVAC ASF LIVE 1.847 liều, vaccine NAVET-ASFVAC 28.243 liều tại 22/36 tỉnh, thành phố). Dự kiến quá trình tiêm thí điểm đánh giá trên diện hẹp này sẽ kết thúc cuối tháng 7 năm 2023.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.