Sốp Cộp là huyện vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới của tỉnh Sơn La, nằm cách tỉnh lỵ Sơn La 130 km. Tổng diện tích tự nhiên của huyện Sốp Cộp là 142.342 ha, bao gồm 8 xã: Sốp Cộp, Mường Và, Mường Lạn, Nậm Lạnh, Dồm Cang, Púng Bánh, Sam Kha và Mường Lèo. Sốp Cộp được thiên nhiên ưu đãi để phát triển trồng trọt, chăn nuôi tạo ra nhiều sản phẩm đặc sản không nơi nào có được như: Nếp tan, cam, quýt, gà đen, mật ong rừng, ngựa bạch...
Để quảng bá, giới thiệu các sản phẩm đặc sản của địa phương tới đông đảo du khách đến tham dự Lễ công bố nhãn hiệu "Nếp tan Mường Và - Sốp Cộp", quý khách sẽ được thưởng thức những món ăn đặc sản mang đậm văn hóa ẩm thực Tây Bắc được làm từ những bàn tay khéo léo của các cô gái Thái như: Pa pịnh tộp, cơm lam làm từ nếp tan, thịt trâu khô...
Gạo nếp tan Mường Và (Sốp Cộp) được biết đến như đặc sản trời cho, với hương vị đậm đà và độ dẻo thơm đặc trưng, khi đồ xôi có thể để đến vài ngày mà cơm không bị cứng. Bởi vậy, vừa qua nếp tan Mường Và (tan đã được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) cấp chứng nhận bảo hộ để từng bước đưa sản phẩm nếp tan trở thành hàng hóa góp phần nâng cao thu nhập và xóa nghèo cho đồng bào dân tộc trên địa bàn huyện Sốp Cộp.
Hiện nay, vùng sản xuất lúa nếp tan chủ yếu tập trung trên địa bàn 5 xã Mường Và, Mường Lạn, Dồm Cang, Púng Bánh, Nậm Lạnh với tổng diện tích canh tác hơn 1.000 ha, hàng năm cho sản lượng 5.000 tấn thóc. Lúa nếp tan được trồng một vụ trong năm, kéo dài trong khoảng 6 tháng, bắt đầu gieo mạ vào đầu tháng 5 dương lịch và thu hoạch vào cuối tháng 11 dương lịch hàng năm. Năng suất bình quân lúa nếp tan là 5 tấn/ha, thấp hơn so với giống lúa nếp thông thường nhưng có chất lượng tốt hơn nên bán được giá cao hơn từ 5 - 6.000 đồng/kg.
Cũng như đặc sản nếp tan Mường Và, cam, quýt bản Nà Mòn (Mường Và) được biết đến với ưu điểm vỏ mỏng, ruột nhiều nước, ăn rất thơm ngon không nơi nào có được.
Được trưng bày tại các gian hàng còn gà đen bản địa của đồng bào dân tộc Mông.
Gạo nếp cẩm - một loại gạo có thành phần dinh dưỡng rất cao
Con cá trắm cỏ nặng hơn 8kg được bắt từ ao của một người dân ở bản Dồm (Dồm Cang - Sốp Cộp). Ông Vì Văn Toản (chủ con cá) cho biết: Để nuôi được một con cá trắm cỏ to như này phải cần thời gian khoảng vài năm trời. Thức ăn của cá chủ yếu là lá sắn, lá chuối, cỏ tranh... nên thịt rất chắc và thơm ngon.
Những trái bí xanh khủng lồ
Mật ong rừng nguyên chất được bà con người Thái, Mông, Lào lấy từ các khu rừng già trên địa bàn huyện Sốp Cộp
Sa nhân tím được trồng tại xã Nậm Lạnh, huyện Sốp Cộp - là loại quả được dùng nhiều y học
Mô hình nuôi ngựa bạch của HTX Nậm Ban (xã Nậm Lạnh)
Vui lòng nhập nội dung bình luận.