Thả hơn nửa triệu con cá giống quý hiếm xuống sông Hậu đoạn qua An Giang

Hồng Cẩm Thứ bảy, ngày 10/09/2022 13:58 PM (GMT+7)
Sáng 10/9, tại TP Long Xuyên, tỉnh An Giang, Bộ NNPTNT phối hợp với Sở NNPTNT tỉnh An Giang tổ chức Lễ thả giống tái tạo nguồn lợi thủy sản liên tỉnh Cần Thơ, Đồng Tháp, trên sông Hậu năm 2022.
Bình luận 0

Theo đó, tại bến Phà Vàm Cống cũ (phường Mỹ Thạnh, TP.Long Xuyên, tỉnh An Giang), các đại biểu và người dân tại địa phương đã tiến hành thả hơn nửa triệu con giống, gồm 18 loài, như: Cá hô, cá ét, mè hôi, cá cóc, chép, basa, vồ đém, chạch lấu, chày, bông lau… ra sông Hậu.

Thả hơn nửa triệu con cá giống quý hiếm xuống sông Hậu - Ảnh 1.

Các đại biểu thả hơn nửa triệu con cá giống xuống sông Hậu. Ảnh: Hồng Cẩm

Lễ thả cá tái tạo nguồn lợi thủy sản được tổ chức với mục đích phục hồi, tái tạo các loài cá bản địa, quý, hiếm có nguy cơ tuyệt chủng; kết hợp thả các loài cá kinh tế nhằm tăng năng suất và sản lượng khai thác, góp phần ổn định sinh kế, cải thiện đời sống cộng đồng dân cư, đồng thời nâng cao hiệu quả của hoạt động phóng sinh các giống loài thủy sản.

Đây cũng hoạt động trọng tâm của Bộ NNPTNT nhằm tuyên truyền cho cán bộ, công chức, viên chức và người dân về ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản, bảo vệ môi trường sống của các loài thủy sản.

Thả hơn nửa triệu con cá giống quý hiếm xuống sông Hậu - Ảnh 2.

Nửa triệu con giống gồm 18 loài cá quý, hiếm có giá trị kinh tế cao, như: Cá hô, cá ét, mè hôi, cá cóc, chép, basa, vồ đém, chạch lấu, chày, bông lau… ra sông Hậu. Ảnh: Hồng Cẩm

Từ đó, cùng chung tay bảo vệ nguồn lợi thủy sản, phóng sinh các giống loài thủy sản một cách có trách nhiệm góp phần phục hồi, tái tạo nguồn lợi thủy sản cho hôm nay và cho thế hệ mai sau.

Tại buổi lễ, ông Nguyễn Sỹ Lâm – Giám đốc Sở NNPTNT tỉnh An Giang cho biết, tính từ năm 2012 đến thời điểm này, đơn vị đã nhận được sự hưởng ứng rất nhiệt tình của các ngành, các cấp, các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân và các tín đồ Tôn giáo hỗ trợ đóng góp thả tái tạo nguồn lợi là 164 tấn, và hơn 4 triệu con cá giống quý hiếm, có giá trị kinh tế, giống bản địa bao gồm: Cá hô, cá ét, mè hôi, cá cóc, chép, basa, vồ đém, chạch lấu, chày, bông lau...

Phát biểu tại buổi lễ, ông Phùng Đức Tiến - Thứ trưởng Bộ NNPTNT cho rằng, công tác thả cá giống bổ sung, tái tạo nguồn lợi thủy sản được các địa phương trên cả nước quan tâm, triển khai thực hiện thường xuyên, liên tục.

Thả hơn nửa triệu con cá giống quý hiếm xuống sông Hậu - Ảnh 3.

Lễ thả cá tái tạo nguồn lợi thủy sản được tổ chức với mục đích phục hồi, tái tạo các loài cá bản địa, quý, hiếm có nguy cơ tuyệt chủng. Ảnh: Hồng Cẩm

Chiến lược phát triển thủy sản của Việt Nam đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2050 đã định hướng việc hoạt động thả giống bổ sung, tái tạo và phát triển nguồn lợi thủy sản được coi trọng, thực hiện thường xuyên trên cả nước và được xã hội hóa sâu rộng.

Theo kế hoạch, trong năm 2022, Việt Nam tổ chức thả hơn 53 triệu con giống và 136.000 kg giống thủy sản các loại vào vùng nước tự nhiên nhằm tái tạo nguồn lợi thủy sản, trong đó có nhiều loài thủy sản nguy cấp, quý hiếm, có giá trị kinh tế như cá trà sóc, thát lát cườm, he vàng, cá mú chấm đen, tôm sú, cua xanh", ông Tiến nói.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem